Hình phạt đối với tội đưa, nhận hối lộ

Cập nhật | Số lượt đọc: 2266

Tóm tắt nội dung yêu cầu tư vấn: Tôi là một giáo viên. Tôi có người em họ làm ở một Sở Giáo dục. Một lần, người em họ liên lạc với tôi nói lo được xin việc trong ngành giáo dục với số tiền 40 triệu đồng/người.

Nghe vậy, tôi đã gửi xin giùm người em và giới thiệu cho người thân của Bạn tôi cùng xin (tôi không lấy thêm tiền trong số đó). Chúng tôi đã chuyển bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của em họ tôi. Tuy nhiên, một năm đã qua mà không có kết quả, nhiều lần yêu cầu em họ tôi trả lại số tiền này mà không được. Do đó tôi đã đứng ra làm đơn tố cáo.

Xin Hỏi:

1. Khi tôi đứng ra làm đơn tố cáo thì bản thân tôi bị xử lý như thế nào? Có bị thôi việc giáo viên hay không?

2. Người em họ của tôi khi bị kiện sẽ bị xử lý như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn!

 

Luật sư tư vấn:

Thưa quý khách hàng ! Công ty Luật TNHH Đại Kim xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của Bạn  liên quan đến nội dung -  Đối với nội dung yêu cầu này, chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:  

- Bộ luật hình sự 1999 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009)

- Bộ luật hình sự năm 2015

- Luật viên chức năm 2010

2. Nội dung tư vấn: 

2.1 Khi tôi đứng ra làm đơn tố cáo thì bản thân tôi bị xử lý như thế nào? Có bị thôi việc giáo viên hay không?

Hành vi của Bạn có thể cấu thành Tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 289 BLHS.

Điều 289 BLHS quy định như sau:

“1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm  mươi triệu đồng;

e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.

6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”

Đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn. Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ (ví dụ, để được phân nhà, được đi học, đề bạt, bổ nhiệm trong công tác,...) hoặc là lợi ích của người thân quen, Bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện... Hình thức đưa hối lộ rất đa dạng: có thể trực tiếp hoặc qua trung gian, có thể kín đáo hay công khai, có thể được che đậy dưới hình thức quà biếu, cho tặng,... Của hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm, nếu của đưa hối lộ có giá trị từ 500 ngàn đồng trở lên. Nếu của đưa hối lộ có giá trị dưới 500 ngàn đồng, thì hành vi đưa hối lộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.

Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài sản và yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ không phụ thuộc vào việc người có chức vụ, quyền hạn có đồng ý hay không. Trường hợp người đưa hối lộ mới chỉ yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn mà chưa đưa tiền, tài sản cụ thể thì tội phạm chỉ hoàn thành khi người có chức vụ đồng ý nhận của hối lộ đó. Trường hợp người đưa hối lộ nhầm tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của mình, nhưng trên thực tế người đó không có thẩm quyền, thì người đưa hối lộ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ (phạm tội chưa đạt).

Như vậy, trong trường hợp của Bạn, Bạn đã gửi xin giùm người em và giới thiệu cho người thân của Bạn cùng xin (Bạn không nhận thêm tiền từ hoạt động này) chứng tỏ rằng Bạn đưa tiền cho người khác vì lợi ích của người thân quen (xin việc trong ngành giáo dục). Bản thân Bạn nhận thức được rằng việc đưa tiền này nhằm mục đích gì cho nên việc người em họ của Bạn có phải là người có chức vụ, quyền hạn hay không thì Bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS.

Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ ảnh hưởng đến công việc của Bạn Cụ thể theo quy định tại Điều 57 Luật viên chức năm 2011 có quy định:

Điều 57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy nếu bị kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì Bạn sẽ bị buộc thôi việc theo quy định của Luật viên chức.

 

2.2 Người em họ của tôi khi bị kiện sẽ bị xử lý như thế nào?

- Tương tự như Bạn, nếu em họ Bạn là người không có quyền hạn, chức vụ để giải quyết vấn đề này thì em họ Bạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ theo quy định tại Điều 289 BLHS,

- Nếu em họ Bạn là người có quyền hạn chức vụ giải quyết vấn đề của Bạn thì em họ Bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 BLHS.

Điều 279 BLHS 2009 như sau:

Điều 279. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

Theo quy định tại khoản 1 Điều 279 BLHS thì việc em họ Bạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ (nhận tiền vì lợi ích có việc làm trong ngành giáo dục của em Bạn và người thân của Bạn) là đang thực hiện hành vi nhận hối lộ. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn đồng ý nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác không phụ thuộc vào việc trên thực tế người phạm tội đã nhận hay chưa nhận của hối lộ, đã thực hiện hay chưa thực hiện việc đã hứa với người đưa hối lộ. Trong trường hợp người có chức vụ, quyền hạn chủ động đòi hối lộ, thì tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội tỏ rõ thái độ của mình và người đưa hối lộ chấp nhận sự đòi hỏi đó. Cho nên, mặc dù em họ của Bạn chưa hoàn thành công việc đã nhận thì người đó vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm đối với hành vi nhận hối lộ.

Ngoài ra, em họ của Bạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ có tình tiết “ phạm tội nhiều lần” theo điểm c khoản 2 Điều 279 BLHS với khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm tù. Thêm nữa, em họ của Bạn còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo khoản 5 Điều 279 BLHS.

Trân trọng cảm ơn,

Bộ phận tư vấn Pháp luật hình sự - Công ty Luật TNHH Đại Kim.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Khởi kiện hành vi thuê giang hồ đánh người gây thương tích

Thưa luật sư, tôi rất mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư, nếu có khả năng kiện tụng, tôi sẽ quyết theo tới cùng để đòi lại công bằng. Chuyện của tôi thế này,  tôi làm việc tại Công Ty Đ hay còn gọi là Phòng khám đông y Đ tọa lạc tại Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.


Sau hai năm bị hiếp dâm thì có cách thức nào để khởi kiện không ?

Chào luật sư! Xin luật sư hãy giải đáp cho tôi trường hợp sau. Cách đây 2 năm, một thanh niên 17 tuổi cưỡng bức một thiếu nữ 17 tuổi (thiếu nữ bất khả kháng, không thể chống cự, chỉ biết nằm yên chịu đựng) nhưng thiếu nữ ấy không dám khởi kiện vì lý do danh dự.


Quy định về bắt giữ khi cầm hộ ma túy đá cho người khác

Thưa luật sư, Cho tôi hỏi con tôi bị bắt về tội mua bán ma túy đá, cháu năm nay 23 tuổi, đã có gia đình vợ con. Con được 2 tuổi. Cháu rất ngoan, vợ thì đang xin việc làm. Hôm cháu bị bắt mọi người gọi điện cho tôi bảo là cháu bị bắt về tội bán ma túy nhưng thực tế cháu chỉ là người mua hộ cho bạn một gói ma túy đá 500.000 VNĐ như vậy cháu có phạm tội mua bán không?


Đăng ảnh nhạy cảm lên Facebook có phạm luật?

Chào các luật sư Đại Kim, bạn gái mình bị một người trên mạng lấy ảnh nhạy cảm đăng lên facebook bôi nhọ danh dự và nhân phẩm thì người đăng ảnh nhạy cảm đó có bị gọi là phạm luật không?. Bên Tổng đài hãy liên hệ và giải đáp dùm mình nhanh nhé. Bạn gái mình đang bị tâm lý lắm. Cảm ơn!


Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm cắp tài sản

Thưa luật sư, xin hỏi: “Hơn một năm trước e và mấy bạn có ngồi ăn uống chung với nhau... mấy đứa con gái say mềm, nằm ngủ tại chỗ khoảng 2 tiếng thì cũng tỉnh hơn được chút... thấy bạn không có ng tới đón mà e có người qua đón với phòng e lại gần đó, e đã rủ bạn ý về phòng ngủ tạm... Em không hề biết bạn ý mang khoảng 17tr theo người... về tới cửa lên phòng thì người bạn đón 2 đứa em có đưa túi sách của bạn ý cho e cầm lên...


Dịch vụ nổi bật