Các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn và sau ly hôn

Cập nhật | Số lượt đọc: 2036

Trước trong và sau quá trình ly hôn có rất nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết như: Chia tài sản chung/tài sản riêng, phân chia nghĩa vụ nợ chung, tư vấn quyền nuôi con...Luật Đại Kim tư vấn và giải đáp một số trường hợp pháp lý cụ thể như sau:

Ly hôn đơn phương, không có giấy tờ của chồng ?
Kính chào luật sư. Em và chồng mới kết hôn được vài tháng nay. Em quê Gia Lai, chồng em quê Bến Tre. Tụi em đăng ký kết hôn tại tỉnh Bến Tre. Hiện tại 2 vợ chồng đang sống tại quận Bình Tân - TP.HCM. Chồng em không đánh đập hay la mắng (hiện tại chồng em cũng không có công ăn việc làm), từ lúc kết hôn cuộc sống vợ chồng em có quá nhiều xích mích, khác biệt nhau về tính cách cũng như quan điểm sống nên đời sống hôn nhân không hạnh phúc. Tụi em chưa có con cái và tài sản chung. 2 vợ chồng em đang ở nhà thuê tại quận Bình Tân. Xin hỏi luật sư em có thể ly hôn đơn phương được không? (chồng em không đồng ý)
- Đơn xin ly hôn em cần đem về xác nhận tại đâu ? (Gia Lai, Bến Tre, Quận Bình Tân - TPHCM)
- Hồ sơ ly hôn của em cần những gì? vì em chỉ có giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn, hộ khẩu Gia Lai cũng như những giấy tờ của phía em thôi.
- Có cần nhất thiết phải có hộ khẩu Bến Tre và cmcd của chồng em không?(vì chồng em không cung cấp cmcd cũng như hộ khẩu Bến Tre)
- Em có cần về Bến Tre xin xác nhận gì không?
- Em có thể gửi đơn lên Tòa án quận Bình Tân để ly hôn được không? Mong nhận được giải đáp từ quý Luật sư. Em xin cám ơn.
-Lê Thị Ánh Hòa

Trả lời:

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, nếu bạn muốn đơn phương ly hôn, bạn phải đưa ra những lí do để hợp lí để tòa án thụ lý. Nếu chỉ là xích mích đơn thuần giữa vợ và chồng thì tòa án khó có thể thụ lý đơn ly hôn đơn phương. 

Nếu có đủ điều kiện để ly hôn thì bạn phải nộp đơn tại nơi chồng bạn đăng ký hộ khẩu thường trú. Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin ly hôn

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, sổ hổ khẩu của bạn và chồng bạn.

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Bạn có thể không cần Giấy chứng minh nhân dân của chồng nhưng bắt buộc phải có sổ hộ khẩu chồng bạn đang thường trú, nếu không bản có thể ra UBND xã, phường để xin xác nhận thường trú của chồng.

 

Hướng dẫn phân chia tài sản sau hôn nhân ?
Kính gửi luật sư, Vợ chông em đã có quyết định ly hôn của tòa án Q12. Nhưng trong bản án có ghi rỏ : tài sản 2 bên tự thỏa thuân” .Nhưng bây giờ tụi em ko tự thỏa thuận được, căn hộ em mua lại trả góp. (gói 30 ngàn tỷ của nhà nước) định giá tài sản 1ty 50tr trong đó còn nợ ngân hàng 543 triệu . Vậy e có những câu hỏi sau:
1. Nếu em đâm đơn kiện thì em phải chịu tất cả các phí gì? Và khoản bao nhiêu ?
2. Những khoản trả lãi vay cho ngân hàng + 5% thanh toán cho chủ đầu tư để làm sổ nhà ,những khoản này em trả sau khi có quyết định ly hôn vậy khi ra tranh chấp em có đc lấy toàn bộ số tiền mà em đã đóng này không? Hay phải chia làm 2?
3. Nếu em chứng minh được nguồn tiền em mượn từ anh chị em chuyển khoản qua ngân hàng để trả nợ lãi vay ? thì khi tranh chấp người kia có chia khoản nợ này ra không?(vì trên sao kê ngân hàng chỉ có 2 dòng tiền , nộp tiền vô và tiền cắt đi trả nợ cho ngân hàng, ngoài ra ko cho bất kỳ khoản nào rút TM ra cả? Tụi em ko làm giấy mượn nợ và chữ ký của 2 vợ chồng ?
4. Lúc đầu mua căn hộ có đóng trước 280 tr cho chủ đầu tư( số tiền này em mượn từ 2 bên gia đình, ko có bất kỳ ký giấy tờ nào cả) vậy khoản nợ này phải làm sao?
5. Nếu như những khoản nợ mượn từ người thân mà tòa ko chấp nhận thì phải làm sao? Có nên kêu những người liên quan đó đâm đơn kiện vợ chồng e được ko?
6. Hiện tại em đang nuôi con nhỏ ( dưới 36 tháng) , và em là người đóng góp nhiều nhất để phát triển khối tài sản đó lên.Vậy tỉ lệ chi tài sản ra sao?
Rất mong sự hồi âm lại của quý luật sư, em xin chân thành cảm ơn
-Phạm Nghiêm

Trả lời:

Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì để khởi kiện 1 vụ án dân sự cần đáp ứng điều kiện: 

Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật

Nếu sự việc đã được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ các trường hợp sau đây:

- Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn;

- Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại;

- Yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ

- Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu.

 Như vậy, nếu tòa án đã ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc ly hôn của vợ chồng bạn và trong đó nêu rõ tài sản 2 bên tự thỏa thuận thì bạn không thể khởi kiện lại để chia tài sản sau ly hôn được nữa.

Tuy nhiên nếu những tài sản mà bạn đã nêu là tài sản chung của hai bạn và bạn chứng minh được điều đó thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án chia tài sản chung theo quy định tại điều 219 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

 

Ly hôn khi đang mang thai con sinh ra có được mang họ mẹ ?

Xin chào luật sư, em năm nay 25 tuổi. Em muốn hỏi luật sư một vấn đề như sau: Tháng 11/2016 em có thai với bạn trai. Sau đó đến 28/3/2017 chúng em mới đi đăng kí kết hôn và thành vợ chồng. Đến đầu tháng 5/2017 giữa chúng em xảy ra bất hoà và quyết định ly hôn. Vậy luật sư cho em hỏi, vào trường hợp của em, ly hôn khi đang mang thai thì con sinh ra có được mang họ mẹ mà không cần bất kì sự đồng ý nào của chồng không ạ ?

-Phạm Thu Phương

Trả lời:

Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

Như vậy, sau khi ly hôn, đến lúc bạn sinh con, bạn hoàn toàn có thể tự đi làm khai sinh cho con và để con mang họ của bạn, pháp luật không yêu cầu giấy khai sinh của con phải có cả họ tên bố và mẹ cũng không bắt buộc con phải mang họ của cha.

 

Thế nào là ly hôn?

Thưa luật sư. Vợ chồng e lấy nhau đc 8 năm và đã có 2 con, con trai lớn 8 tuổi con thứ 2 e mới sinh đc 2 tháng và hiện tại vẫn chưa làm đc giấy khai sinh cho con vì e muốn cho con e mang họ mẹ nhưng chồng e ko đồng ý. E muốn hỏi có cách nào làm khai sinh cho con mà ko cần sự đồng ý của bố không? Hoặc làm mẹ đơn thân ko cho tên bố vào có đc ko? Hiện tại e sống ở nhà ngoại nhưng chồng e thỉnh thoảng vẫn qua lại như thế có gọi là ly thân ko ạ? Rất mong luật sư tư vấn giúp. E xin cảm ơn.

-Ngoc Nguyen

Trả lời:

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử như sau:

Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: 

a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán; 

b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này; 

d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch. 

Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra. 

đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.

Như vậy, trong trường hợp chồng bạn không đồng ý để con theo họ mẹ, 2 vợ chồng bạn không thể thỏa thuận được với nhau thì việc chọn họ cho cháu được pháp luật xác định theo tập quán, tức là sẽ để cháu theo họ của bố.

 

Phân chia tài sản khi ly hôn thực hiện như thế nào ?

Gia đình tôi có 4 người : ba ,mẹ , anh trai và tôi. Nhà tôi có miếng đất khoảng 1 công đất rừng và đất thổ cư chiều dài khoảng 17 thước chiều ngang khoảng 20 thước. Ba tôi ngoại tình đã gần 2 năm rưỡi . Mẹ tôi đã khuyên nhiều lần nhưng ông không bỏ người tình( người tình của ông còn gọi điện thoại chửi bới mẹ tôi ...) và ông hiện tại đang sống chung với người tình gần 2 năm, hiện tại đã có 1 đứa con riêng và giờ đang có bầu.(trước khi cưới mẹ tôi ông đã có 1 đứa con trai riêng với người vợ trước và người con trai riêng đó đã có gia đình, con cái hiện đang làm việc và sống ở miền ngoài). Thỉnh thoảng ông có về nhà ở vài hôm xong lại quay về sống với người tình tiếp (cứ mỗi lần ông và người tình cãi nhau lại quay về nhà tôi ) . tôi và anh tôi đều đã trên 18 tuổi và đều có công việc ổn định. Vậy xin cho tôi hỏi với trường hợp như vậy mẹ tôi phải làm đơn xin ly hôn gì? sau khi ly hôn mẹ tôi có quyền gì và tài sản được hưởng là gì? anh, em tôi có được phân chia tài sản đó không ? người anh trai ,và đứa con riêng của người tình cùng cha khác mẹ đó có được phân chia tài sản khi ba mẹ tôi ly hôn không ?

-Vinh

Trả lời:

Về việc ngoại tình, vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng thì pháp luật Việt Nam quy định như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; 

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;…”

Như vậy, trường hợp này mẹ bạn có thể làm đơn thuận tình ly hôn nếu bố bạn đồng ý hoặc ly hôn đơn phương trong trường hợp bố bạn không đồng ý.

Khi ly hôn thì khối tài sản chung của bố và mẹ anh sẽ được chia đôi theo thông thường, trừ trường hợp các bên có thảo thuận khác. Việc chia tài sản khi ly hôn chỉ diễn ra giữa 2 vợ chồng, không bao gồm các con, do đó, khi bố mẹ bạn ly hôn, anh em bạn cũng như các con riêng của bố bạn cũng không liên quan đến vấn đề chia tài sản này.

Mọi vướng mắc pháp lý về vấn đề phân chia tài sản chung/riêng, quyền nuôi con và các vấn đề liên quan, Hãy gọi: 0948 596 388 - để được Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân - Công ty luật Đại Kim 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Từ khóa:


Có thể bạn quan tâm

Những điểm cần lưu ý về quan hệ hôn nhân và gia đình

Hôn nhân và gia đình là một trong số những vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhà nước và xã hội và các cá nhân. Giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong hôn nhân sẽ giúp những người trong cuộc có cơ hội tiếp tục cuộc sống tốt đẹp hơn. Luật Đại Kim sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc trong vấn đề hôn nhân và gia đình qua những câu hỏi dưới đây.


Tư vấn về thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

Thưa luật sư!Tôi và chồng tôi kết hôn vào năm 2014 và có 1 con chung 25 tháng tuổi . Do tình cảm vợ chồng không còn , cuộc sống hôn nhân có nhiều áp lực, suy nghĩ của vợ chồng trái ngược nhau không thống nhất . Hiện tại chồng tôi đã chuyển về lâm đồng sống và làm việc còn tôi đang sống tại tp hồ chí minh. Chúng tôi đăng kí kết hôn tại Vũng tàu . Chồng tôi có hộ khẩu tại đăk lăk. Tôi có hộ khẩu tại Vũng tàu, con tôi khai sinh và nhập hộ khẩu tại Vũng Tàu . Chúng tôi không có tài sản chung . Vây cho tôi hỏi tôi muốn li hôn đơn phương thi nộp đơn ở toà án nào . Và lí do li hôn tôi nêu ở trên có được toà chấp nhận hay không ?


Hướng dẫn thực hiện thủ tục ly hôn nhanh tại tòa án

Khi mâu thuẫn hôn nhân gia đình trầm trọng, không thể hòa giải được thì việc ly hôn dường như là tất yếu, tuy vậy quan niệm của văn hóa Á Đông được ghi nhận khá rõ ràng trong luật hôn nhân gia đình "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Cho nên, vấn đề ly hôn sao cho nhanh gọn, hơp pháp và hòa hảo, đặc biệt là đảm bảo yếu tố bảo vệ phụ nữ và trẻ nhỏ lên hang đầu luôn nhận được sự quan tâm, chú ý từ cả dư luận và những người trong cuộc. Bài viết dưới đây của Luật Đại Kim sẽ giúp mọi người có cái nhìn khách quan hơn về thủ tục lý hôn nhanh tại Tòa án.


Dịch vụ luật sư đại diện tranh tụng trong các vụ án hôn nhân gia đình tại Tòa án

Trong các vụ án hôn nhân gia đình các vấn đề tranh chấp tài sản chung, tranh chấp quyền nuôi con... rất cần có sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư. Công ty luật Đại Kim với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng tại Tòa án cung cấp dịch vụ luật sư đại diện tranh tụng trong các vụ án hôn nhân gia đình với nội dung cụ thể như sau:


Quy định pháp luật hiện hành về vấn đề tranh chấp tài sản sau ly hôn

Thưa luật sư! Tôi và cô bính chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1985 năm 1992 chúng tôi mua chung nhau một miếng đất 200 m2 năm 1993 chúng tôi sinh cháu trần thị bình năm 1998 tôi làm một ngôi nhà 2 tầng 40m2; một tầng năm 2000 tôi làm tiếp một nhà cấp 4 trên mảnh đất đó năm 2012 tôi nghỉ hưu chúng tôi xảy ra mâu thuẫn chia tài sản thì tôi có được chia tài sản của chúng tôi không vì cô bính đứng tên mua đất mặc dù làm nha là toàn bộ của tôi mong luật sư tư vấn giúp xin cảm chân thành cảm ơn


Dịch vụ nổi bật