Chồng có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu xảy ra việc ly hôn ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1779

Việc ly hôn trong xã hội ngày nay diễn ra ngày càng nhiều do mâu thuẫn giữa vợ chồng cả về khách quan lẫn chủ quan. Tuy vậy, người phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của một cuộc hôn nhân tan vỡ chính là những đứa con đang tuổi vị thành niên của họ, nhất là những cháu nhỏ, pháp luật về hôn nhân gia đình đã có những quy định để đảm bảo quyền lợi một cách tối đa nhất cho các cháu. Luật Đại Kim tư vấn và giải đáp về quyền nuôi con sau ly hôn:

Thay đổi quyền trực tiếp nuôi con ?

Xin chào luật sư. Tôi tên Trần Quốc T. Năm 2016 tôi ly hôn với vợ, chúng tôi có 1 đứa con chung tên Trần T. Lúc này bé chỉ mới 12 tháng tuổi nên tòa giao quyền chăm sóc trực tiếp cho mẹ bé, tôi và mẹ bé cùng với bà ngoại có thỏa thuận mỗi bên sẽ chăm sóc một tuần để bé có tình thương của cha,mẹ,nội, ngoại. Hơn một năm qua chúng tôi điều chia nhau chăm sóc, tuy nhiên trong thời gian này vợ cũ của tôi có những mối quan hệ mới và chuẩn bị lập gia đình riêng nên không quan tâm chăm sóc cho cháu cả về vật chất và tinh thần mà trách nhiệm chủ yếu thuộc về tôi và bà nội cháu . Nay cháu được 30 tháng tuổi , tối có thể khởi kiện lại trên tòa để yêu cầu hay đổi người trực tiếp nuôi con hay không?

-Trần Quốc Tân

Trả lời:

Chào anh !  Câu hỏi của anh đã được luật Đại Kim nghiên cứu và trả lời như sau:

Với tình huống này, nếu vợ  cũ của anh có ý định đi bước nữa và hiện tại không có thời gian chăm sóc cháu thì  anh nên thỏa thuận và thuyết phục vợ mình ký vào thỏa thuận thay đổi người trục tiếp nuôi con , sau khi ký vào giấy này anh có thể nộp lên tòa án nhân dân cấp quận ( huyện ) nơi hai vợ chồng đang cư trú để yêu cầu tòa công nhận sự thỏa thuận này.

Trường hợp anh chị không thỏa thuận được về quyền nuôi con thì anh cần  khởi kiện ra tòa để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con . Theo quy định của khoản 3 điều 81 ,  Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vậy , đối với con dưới 36 tháng tuổi người mẹ đang được quyền ưu tiên nuôi dưỡng cháu , nhưng nếu người mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc ( ở trường hợp của anh, người mẹ không đủ thời gian , kinh tế cũng như trách nhiệm để đảm bảo cháu được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh , đầy đủ  cả về vật chất và tinh thần ) thì anh vẫn có quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con .  Tuy vậy, muốn việc khởi kiện  đạt được kết quả như mong muốn , anh nên tìm những bằng chứng chứng minh những lời tường tình trước tòa của mình là đúng sự thật , VD văn bản xác nhận của chính quyền địa phương hoặc văn bản tường trình của hàng xóm ... đồng thời anh cũng chứng minh về đạo đức , sức khỏe , thu nhập của anh đều có thể đảm bảo để nuôi dạy con được tốt nhất.

Về hồ sơ thủ tục khi khởi kiện anh cần chuẩn bị :

- Đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con ( mẫu tham khảo )

-Bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu/sổ tạm trú của anh

-Bản sao giấy khai sinh của con.

-bản án/quyết định của tòa án khi tuyên bố choanh chị ly hôn trước đây

Anh nộp hồ sơ này lên tòa án nhân dân quận /huyện nơi anh chị cư trú để được giải quyết.

Cám ơn anh đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp luật công ty luật Đại Kim hy vọng ý kiến tư vấn của chúng tôi có thể giải đápcho thắc mắc của anh.

 

Quyền nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn ?

Thưa luật sư tôi và vợ tôi kết hôn được gần được 3 năm, vợ chồng được 1 bé gái năm nay được 22 tháng tuổi. Tháng 8 năm 2016 vợ chồng sảy ra mẫu thuẫn trầm trọng và cô ấy bỏ đi bỏ lại đứa con hiện đang chung sống với tôi, trong lúc bỏ đi đó cô ấy không liên lạc hoặc chu cấp cho con. Gần đây tôi có liên lạc được với cô ấy, cô ấy có nói là bỏ đứa con.Nay tôi muốn hỏi luật sư nếu như tôi ly hôn tôi có được quyền nuôi cháu, và tôi cần những giấy tờ gì để được quyền nuôi con. Hiện tôi đang kinh doanh, còn vợ tôi không biết làm công việc gì hay ở đâu. Kính mong luật sư tư vấn giúp ạ ? Cảm ơn luật sư.

-Nguyễn Cường

Trả lời:

Tương tự như trường hợp nêu trên ,vợ bạn không có nơi cư trú ổn định và công việc ổn định nên về mặt vật chất vợ bạn chưa đáp ứng đủ để nuôi con, về mặt tinh thần, vợ bạn cũng thể hiện là một người thiếu trách nhiệm khi không quan tâm , chăm sóc cháu và có những lời nói gây tổn thương cho con trẻ khi như là "sẽ bỏ con:" . Với vấn đề bạn đang gặp phải , chúng tôi cũng xin chia ra thành hai hướng giải quyết :

Nếu bạn có thể liên lạc được với vợ mình để thống nhất về việc nuôi con , ly hôn và mức cấp dưỡng cho con hàng tháng . Nếu thỏa thuận được bạn viết đơn theo mẫu đơn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn ,nuôi con và chia tài sản chung ( nếu có ) kèm theo các giấy tờ như

Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ,

Bản sao giấy khai sinh của con

Bản sao CMND và sổ hộ khẩu của anh chị 

Với trường hợp này việc giành quyền nuôi con của anh sẽ thuận lợi hơn so với trường hợp thứ hai  . Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nguyên đơn phải nộp đơn ở toàn án nơi bị đơn đang cư trú do vậy nếu bạn không biết được nơi vợ bạn đang cư trú , sinh sống , làm việc thì bạn  không thể yêu cầu ly hôn theo hướng đơn phương được. Với trường hợp này bạn  vẫn có quyền và nghĩa vụ được nuôi dưỡng cháu , nhưng việc ly hôn sẽ gặp rất nhiều khó khăn . 

Một giả thiết nữa được đặt ra đó là vợ anh về , nhưng chị ấy muốn dành quyền nuôi con với anh thì tòa án cũng sẽ xem xét chứ không tuyên ngay quyền nuôi con cho chị ấy với lý do con dưới 36 tháng tuổi . Nếu những thông tin anh cung cấp là đúng về mặt thực tế thì chắc chắn tòa sẽ không tuyên quyền nuôi con cho chị ấy .

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp luật công ty luật Đại Kim hy vọng ý kiến tư vấn của chúng tôi có thể giải đápcho thắc mắc của bạn

 

Giành quyền nuôi con khi vợ bế con nhỏ bỏ đi ?

Tôi có câu chuyện buồn, muốn nhờ công ty luật tư vấn hộ. Vợ chồng tôi có mâu thuẫn và đỉnh điểm là cô ta đã bế con bỏ nhà đi, đến bây giờ đã được gần hai tháng, gọi điện liên lạc với cô ta không được. Trước đây tôi có cho cô ta chiếc điện thoại của tôi và hiện tại cô ta đang dùng chiếc điện thoại đó. Và tôi đã định vị theo chiếc máy đó thì được biết vị trí đó ở Trung Quốc, theo dõi vài ngày thì thấy vị trí đó vẫn ở Trung Quốc, cụ thể vị trí ở vân sơn, vân nam, trung quốc. Tôi rất bàng hoàng và lo lắng, không biết cô ta đã bỏ sang đấy, hay bị đối tượng nào đó lôi kéo sang đấy, hay là bị lừa đào sang đấy. Điều tôi lo nhất là con gái tôi, cháu mới được 2 tuổi, tôi không biết phải làm sao xin công ty tư vấn cho tôi, tôi phải làm gì bây giờ, làm sao để tìm con gái về. Mong quý công ty hãy tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn!

-Dung Bui Anh

Trong trường hợp của bạn , do thông tin bạn cung cấp chưa rõ xem vợ bạn xuất cảnh và nhập cảnh vào Trung Quốc có hợp pháp hay không. Nếu việc nhập cảnh là không hợp pháp ( không có hộ chiếu, không có visa/ thị thực cho phép nhập cảnh vào Trung Quốc) thì việc vợ anh vào sâu trong nội địa TQ trong khoảng thời gian dài như vậy được coi là nhập cảnh trái  phép. Trong trường hợp này bạn nên liên hệ với cơ quan công an (cấp quận, huyện hoặc công an , bộ đội biên phòng ...) để có phương án đưa vợ mình về nước .

Nếu việc xuất cảnh của vợ bạn đã có đầy đủ giấy tờ nêu trên và con gái bạn cũng được cấp hộ chiếu , thị thực theo mẹ thì anh nên ly thân với vợ thêm 1 thời gian và yêu cầu ly hôn đơn phương đồng thời giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình hãy gọi ngay: 0948 596 388 (nhấn máy lẻ phím 1) để được luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân - Công ty luật Đại Kim 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Từ khóa:


Có thể bạn quan tâm

Giải quyết vấn đề ly hôn đơn phương

Chào luật sư Công ty Luật Đại Kim, tôi có yêu cầu mong quý luật sư tư vấn giúp: Vợ chồng tôi kết hôn với nhau vào năm 2015. Đến nay do mâu thuẫn vợ chồng, tôi đã làm đơn đơn phương ly hôn nộp Tòa án. Vậy xin cho hỏi, nếu vợ tôi cố tình không đến hòa giải hoặc không đến tại phiên tòa xét xử thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào? Mong sớm nhận câu trả lời của luật sư, xin cảm ơn!


Mức án phí phải nộp cho Tòa án khi ly hôn mới nhất

Xin chào luật sư, tôi có yêu cầu mong luật sư tư vấn giúp: tôi chuẩn bị làm đơn ly hôn đơn phương lên Tòa án. Nhưng tôi đang thắc mắc không biết mức án phí mà vợ chồng tôi phải nộp là bao nhiêu? Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, xin cảm ơn!


Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Xin chào công ty, em và bạn trai quen nhau, rồi yêu nhau. Nhưng gia đình hai bên ngăn cấm vì lý do là bà ngoại em và cụ nội nhà bạn trai em là hai chị em. Ông nội bạn trai em và mẹ em là hai chị em. Nhưng em thấy như vậy thì chúng em vẫn có thể kết hôn với nhau được. Vậy xin luật sư cho em hỏi: Em và anh ấy có đủ điều kiện để kết hôn với nhau không? Xin cảm ơn!


Tư vấn việc đăng ký thay đổi mức tiền cấp dưỡng tiền nuôi con sau khi hai vợ chồng ly hôn ?

Thưa luật sư, Tôi có một câu hỏi mong luật sư giải thích và cho biết cách thức thực hiện. Tôi và vợ cũ của tôi ly hôn năm 2015. Theo thoả thuận cấp dưỡng giữa hai bên thì mỗi tháng tôi đóng tiền cấp dưỡng là 2,5 triệu trên tháng cho vợ cũ nuôi con và cho đến khi con 18 tuổi. Nhưng nay tôi có gia đình mới và vợ tôi cũng chuẩn bị sinh em bé (tháng 9/2017), mặt khác, vợ cũ tôi cũng đã lập gia đình và cũng dự sinh em bé (tháng 11/2017).

Vậy tôi có thể làm thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng hàng tháng không? Và mức cấp dưỡng được tính như thế nào? (lương công tác của tôi là 1,300,000 x 4,4 ; vợ tôi chưa có công việc ổn định, hai vợ chồng thuê nhà ở).

Cảm ơn Công ty luật Đại Kim !


Không có chồng mà có con với người đang có vợ thì có phạm pháp không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi đang làm việc tại 1 bệnh viện huyện vì nhiều lý do lên tôi không lấy chồng mà đã làm đơn xin làm bà mẹ đơn thân. Tôi đã sinh con với một người đã có gia đinh và giờ tôi muốn sinh thêm cháu nữa có được không? Tôi có bị cơ quan kỷ luật, cho thôi việc không? Tôi có vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình không? (gia đinh anh không ai biết gì vẫn sống hạnh phúc)


Dịch vụ nổi bật