Mức án phí phải nộp cho Tòa án khi ly hôn mới nhất

Cập nhật | Số lượt đọc: 1663

Xin chào luật sư, tôi có yêu cầu mong luật sư tư vấn giúp: tôi chuẩn bị làm đơn ly hôn đơn phương lên Tòa án. Nhưng tôi đang thắc mắc không biết mức án phí mà vợ chồng tôi phải nộp là bao nhiêu? Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

 

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và xử dụng án phí và lệ phí tòa án

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.
Điều 147. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
3. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
5. Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.

Trong trường hợp này, bạn đơn phương ly hôn thì bạn là người chịu án phí. Án phí không có giá ngạch là 300.000 đồng theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và xử dụng án phí và lệ phí tòa án thì án phí. Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch:

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Như vậy, tùy thuộc vào tài sản tranh chấp giữa bạn và vợ bạn thì mức án phí bạn phải nộp sẽ khác nhau.
Căn cứ khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và xử dụng án phí và lệ phí tòa án thì án phí quy định như sau:
5. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;
b) Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
c) Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

d) Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung;
đ) Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
e) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tai sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.

Theo đó, bạn là người viết đơn ly hôn, bạn phải nộp án phí bắt buộc là 300.000 đồng. Và bạn còn phải nộp tạm ứng án phí bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch (Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và xử dụng án phí và lệ phí tòa án).
Sau đó, khi hai vợ chồng bạn tranh chấp về tài sản chung thì mức đóng là án phí sẽ phụ thuộc vào giá trị phần tài sản mà mỗi người được chia, có nghĩa là, tài sản được chia là bao nhiêu thì người này sẽ phải nộp án phí tương ứng với giá trị phần tài sản mà mình được chia (điểm b khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và xử dụng án phí và lệ phí tòa án).
Lưu ý: Cần xem xét đến các trường hợp được miễn, giảm tiền án phí theo Điều 12, Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và xử dụng án phí và lệ phí tòa án thì án phí.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Mức án phí phải nộp cho Tòa án khi ly hôn mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Từ khóa:


Có thể bạn quan tâm

Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Xin chào công ty, em và bạn trai quen nhau, rồi yêu nhau. Nhưng gia đình hai bên ngăn cấm vì lý do là bà ngoại em và cụ nội nhà bạn trai em là hai chị em. Ông nội bạn trai em và mẹ em là hai chị em. Nhưng em thấy như vậy thì chúng em vẫn có thể kết hôn với nhau được. Vậy xin luật sư cho em hỏi: Em và anh ấy có đủ điều kiện để kết hôn với nhau không? Xin cảm ơn!


Tư vấn việc đăng ký thay đổi mức tiền cấp dưỡng tiền nuôi con sau khi hai vợ chồng ly hôn ?

Thưa luật sư, Tôi có một câu hỏi mong luật sư giải thích và cho biết cách thức thực hiện. Tôi và vợ cũ của tôi ly hôn năm 2015. Theo thoả thuận cấp dưỡng giữa hai bên thì mỗi tháng tôi đóng tiền cấp dưỡng là 2,5 triệu trên tháng cho vợ cũ nuôi con và cho đến khi con 18 tuổi. Nhưng nay tôi có gia đình mới và vợ tôi cũng chuẩn bị sinh em bé (tháng 9/2017), mặt khác, vợ cũ tôi cũng đã lập gia đình và cũng dự sinh em bé (tháng 11/2017).

Vậy tôi có thể làm thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng hàng tháng không? Và mức cấp dưỡng được tính như thế nào? (lương công tác của tôi là 1,300,000 x 4,4 ; vợ tôi chưa có công việc ổn định, hai vợ chồng thuê nhà ở).

Cảm ơn Công ty luật Đại Kim !


Không có chồng mà có con với người đang có vợ thì có phạm pháp không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi đang làm việc tại 1 bệnh viện huyện vì nhiều lý do lên tôi không lấy chồng mà đã làm đơn xin làm bà mẹ đơn thân. Tôi đã sinh con với một người đã có gia đinh và giờ tôi muốn sinh thêm cháu nữa có được không? Tôi có bị cơ quan kỷ luật, cho thôi việc không? Tôi có vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình không? (gia đinh anh không ai biết gì vẫn sống hạnh phúc)


Các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn và sau ly hôn

Trước trong và sau quá trình ly hôn có rất nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết như: Chia tài sản chung/tài sản riêng, phân chia nghĩa vụ nợ chung, tư vấn quyền nuôi con...Luật Đại Kim tư vấn và giải đáp một số trường hợp pháp lý cụ thể như sau:


Những vấn đề cần biết khi tiến hành thủ tục ly hôn

Thưa luật sư tôi đã lập gia đình được gần 3 năm có 1 con trai chung gần 2tuoi tôi quê ơn Hà nam đang làm việc ở Hà nội lấy vợ người Hà nội 2 . Cuộc sống sau hôn nhân cũng có những cãi vã ..... nhưng có thể cho qua. Hoàn cảnh gia đình nhà tôi có 2 chị e , chị lấy chồng bên hải dương .


Dịch vụ nổi bật