Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng mới nhất

Cập nhật | Số lượt đọc: 1630

Sau khi lấy chồng, bạn muốn nhập hộ khẩu theo chồng thì làm thế nào? Dưới đây là thủ tục nhập khẩu cho vợ về nhà chồng mới nhất giúp bạn có thể thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp.

1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật cư trú 2006
  • Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

2. Đối với việc cắt khẩu:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong những trường hợp sau đây:

- Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.

- Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật cư trú, hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02 - có mẫu cụ thể).

- Sổ hộ khẩu.

Do đó, để thực hiện việc cắt khẩu, bạn phải làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Vấn đề về thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 35

1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu

a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”

Với trường hợp của bạn, thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu là Trưởng Công an nơi bạn đang có hộ khẩu tại đó.

3. Đối với việc nhập khẩu vào nhà chồng:

Thẩm quyền đăng ký thường trú được quy định cụ thể tại Điều 9 thông tư 35

“1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”

Với trường hợp của bạn, thẩm quyền đăng ký sẽ là cơ quan Công an thị xã (nơi có hộ khẩu thường trú của chồng bạn). Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu ;
  • Giấy chuyển hộ khẩu.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
  • Trường hợp của bạn là chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng;
  • Sổ hộ khẩu gia đình chồng.

Tốt nhất bạn nên đến cơ quan công an nơi bạn xin nhập hộ khẩu để được hướng dẫn chi tiết hơn các thủ tục trên và nhận mẫu đơn.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Hiện nay rất nhiều gia đình không may mắn không có con và các cặp vợ chồng này thường nghĩ đến việc nhận con nuôi. Các thủ tục nhận nuôi con nuôi rất phức tạp và nhiều giai đoạn, đặc biệt là nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.


Lấy chồng ngoại quốc, muốn ly hôn phải làm thủ tục thế nào?

Các Thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài, ly hôn với người nước ngoài như thế nào? Luật Đại Kim xin trả lời các câu hỏi đó như sau qua bài viết đầy đủ nội dung về trình tự và hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài như sau:


Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài?

Quy định của pháp luật về thủ tục ly hôn như thế nào? Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam như thế nào? Mời các bạn cùng xem nội dung chi tiết về Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài?


Cha được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

 Con dưới 36 tháng tuổi mẹ được ưu tiên quyền trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, quyền ưu tiên này cũng không phải quyền tuyệt đối, trong những trường hợp nhất định, người bố sẽ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi.


Ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương là việc ly hôn xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng. Được hiểu là việc hai vợ chồng không thống nhất được việc ly hôn, không thỏa thuận được việc phân chia tài sản hoặc quyền nuôi con hoặc cấp dưỡng nuôi con.


Dịch vụ nổi bật