Câu hỏi: Nhà đối diện nhà tôi thường xuyên để xe ba gác và xe máy lấn chiếm hết 1/2 con hẻm (hẻm rộng 4m) khiến cho việc đi lại trong hẻm bị hạn chế. Họ còn đem vỏ bưởi phơi trước nhà tôi (như minh họa bên dưới) hết 1/2 chiều rộng hẻm, dù tôi không đồng ý. Chưa kể họ thường xuyên ồn ào, làm cá rất tanh, hôi. Đã có hộ bị ảnh hưởng bởi mùi hôi phản ảnh với hộ này nhưng họ bị mắng té tát và đâu vào đấy và thách thức báo chính quyền.
Như vậy, đây có phải lấn chiếm đất không? tôi làm đơn phản ánh ra UBND phường chỗ tôi nhưng sau đó tôi bị họ mắng, có hành động trả thù thì tôi được pháp luật bảo vệ như thế nào?
Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, con hẻm là lối đi, tài sản công cộng. Hành vi để xe ba gác, xe máy và phơi vỏ bưởi trước nhà bạn là hành vi cản trở sử dụng lối đi chung. Có thể đây là một hành vi chiếm đất, nhưng nhìn chung, do hộ trên chưa có các hành vi chiếm dụng, tuyên bố chiếm hữu, sở hữu, sử dụng thường xuyên hay các hành vi rõ rệt nên đây thường chỉ được coi là cản trở sử dụng lối đi chung.
Thực tế, lấn, chiếm đất là 2 hành vi riêng biệt, được quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Tóm lại, để có được kết luận chính xác cần tìm hiểu rõ tình hình thực tế trên.
Khi có căn cứ xác định con hẻm là tài sản chung của cộng đồng, hành vi cản trở sử dụng và chiếm dụng của gia đình hàng xóm có thể vi phạm theo quy định
Điều 20 Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông 1994.
“Điều 20
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
[...]3- Chứa chất hàng hoá, nguyên vật liệu, phế thải; rửa xe, họp chợ, thả trâu bò, gia súc trên đường giao thông; phơi rơm rạ, thóc lúa, nông sản và các vật khác trên quốc lộ và những hành vi khác gây cản trở cho việc khai thác, sử dụng công trình giao thông;”
Bạn có thể thông báo cho gia đình hàng xóm về hành vi trái pháp luật trên và yêu cầu chấm dứt hành vi này. Trong trường hợp nhà hàng xóm vẫn không có các hành động tích cực, bạn có thể trình bày lại với Ủy ban nhân dân xã, người có thẩm quyền quản lý trật tự trong khu vực hoặc cơ quan công an để bảo vệ quyền và lợi ích chung của bạn cùng mọi người. Tùy theo mức độ của hành vi mà người này có thể bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu như nhà hàng xóm chỉ có hành vi để xe, nhà hàng xóm nhìn chung chỉ phải chịu các biện pháp xử phạt hành chính (cảnh cáo, phạt tiền, buộc chấm dứt hành vi để xe, phơi vỏ bưởi cản trở việc sử dụng công trình giao thông trên,…)
Các hành vi chắn lối đi trên nhìn chung là hành vi cản trở sử dụng lối đi chung. Cách tốt nhất là thỏa thuận giữa các hộ. Nếu không thể thỏa thuận, tự điều chỉnh được, bạn có thể làm đơn trình bày vụ việc trên với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo đúng pháp luật.
Tuy nhiên, nếu hàng xóm có hành vi cản trở, trả thù việc tố cáo này, bạn có thể cho hàng xóm biết về việc nhà hàng xóm đang xâm phạm quyền tố cáo của bạn. Nếu bạn bị trả thù bởi việc tố cáo, bạn có thể phản ánh việc trên tới công an xã. Nếu bị trả thù, bạn nên báo ngay về hành vi trên với người giải quyết tố cáo, công an để được bảo vệ. Người xâm phạm quyền tố cáo, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM
Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.Tôi có 1 miếng đất nông nghiêp (30.000m2). Hiện nay gia đình tôi đang có ý định xây nhà ở kiên cố, sân vườn, làm ao, chuồng heo trên mảnh đất này. Xin hỏi luật sư như thế có được phép xây không ?