Trước năm 1975 ông bà nội tôi có một miếng đất và ba tôi sống với ông bà nội. Sau năm 1975 ba tôi đã đi làm ăn xa và ít khi liên lạc. Rồi dần mất liên lạc nên khi ông bà tôi mất ba tôi cũng không biết nên đã không về chịu tang. Sau khi ông ba mất thì miếng đất do bà cô thứ sáu ở và sử dụng. Theo tôi biết thì bác hai và bác ba tôi là trai nên đã ra ở riêng, nội tôi chỉ còn cô sáu cô bảy và ba tôi là út.
Vào năm 1999 ba tôi về lại quê nhà và có xin cô sáu miếng đất để ở nhưng cô sáu chỉ cho miếng đất đủ để cất cái nhà nhỏ mà không chia cho ba tôi vì nói ba tôi không về chịu tang khi ông bà nội tôi mất. Vì vậy miếng đất tới giờ vẫn chưa được làm giấy tờ. Vậy cho tôi hỏi thì theo quy định ba tôi là con út thì có được chia đất không. Pháp luật quy định về quyền thừa kế đất đai như thế nào? Mong được giải đáp. Chân thành cảm ơn.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Đại Kim
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 0948 596 388
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Đại Kim. Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015
Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
2. Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, bạn không nói rõ là miếng đất của ông bà nội bạn có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, nếu chưa thì cần xác định miếng đất trên là di sản thừa kế theo tại mục II, nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP. Trường hợp miếng đất trên là di sản thì ba của bạn được quyền thừa kế. Do ông bà bạn mất không để lại di chúc nên di sản trên sẽ được thừa kế theo pháp luật (theo Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015). Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hàng thừa kế thì:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với hai bác trai và hai cô của bạn, tổng cộng là 5 người đều có quyền thừa kế đất đai như nhau. Những người thừa kế cùng hàng thì được hưởng phần di sản bằng nhau, miếng đất trên sẽ được chia làm 5 phần. Nếu cô của bạn không chịu chia đất thì bố bạn có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu chia di sản.
Trong trường hợp của bạn bạn không nói rõ ông bà nội bạn mất năm bao nhiêu để xác định thời hiệu thừa kế. Bởi vì theo luật dân sự 2015 có quy định tại Điều 623 về thời hiệu thừa kế như sau:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Di sản trên là bất động sản có thời hiệu yêu cầu chia di sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (người để lại di sản chết), nếu còn thời hiệu trên bố bạn có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu chia di sản.
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Quy định về quyền thừa kế đất đai. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai - Công ty luật Đại Kim
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM
Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.Từ khóa:
Thưa luật sư! Khoảng tháng 11 năm 2016, gia đình tôi có gom góp tiền để mua một mảnh đất xây nhà ở. Thủ tục đã xong, tôi đã nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (sổ hồng) với tên đại diện là tên của hai vợ chồng tôi và mảnh đất này cũng đã chuyển 100m2 đất trồng sang thổ cư.
Thưa luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất khai hoang của ông bà để lại từ trước năm 1943. Gia đình đã nhiều lần viết đơn lên ubnd xã để làm giấy chứng nhận sử dụng đất nhưng không được giải quyết. Nay tôi đang xây dựng một ngôi nhà, đang làm dở thì bị ubnd xã ra ngăn cản không cho làm. Cho hỏi ubnd xã làm như vậy là đúng hay sai. Phần đất khai hoang của gia đình tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn.
Thưa luật sư! Xin các anh tư vấn hộ cho các hộ gia đình ở khu tôi về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng của tỉnh Quảng Ninh như sau: hầu hết 46 hộ dân khu chúng tôi đang ở đều có chủ trương được cấp đất của hợp tác xã cho dân ở vào thời điểm cuối năm 1979 đầu năm 1980 ( không còn giấy tờ gì để chứng minh, vì nhà nước đã thu lại giấy để cấp giấy cnqsd đất năm 1992).
Thưa luật sư! Họ định vị lô đất tôi từ vỉa hè lùi vào 3m (chỉ giới xd), nhưng họ lấy 2 mốc đầu theo 2 con đường, và đuổi về sau 16m cho 2 mốc phía sau. Nên đất tôi giờ xéo xẹo, ra hình bình hành chứ không còn hình chữ nhật. Tôi không đồng ý, vì đất tôi vuông vức.
Thưa luật sư, xin hỏi: Nhà tôi có một mảnh đất ao trên 500m2 trước khi ông nội tôi qua đời năm 2001 đã có chia mảnh đất này ra làm 3 cho bác cả 1 nửa còn bố tôi và chú út mỗi người 1/2 số còn lại ( không có di chúc để lại ) nhưng có nhiều mảnh đất còn lại trong quá trình tranh chấp đã thỏa thận đi tới phương án hòa giải như sau :