Xin chào luật sư tôi có quen một anh năm nay 27 tuổi và đã ly hôn vợ. hiện tại thì tôi đang có bầu được 7 tháng tôi yêu cầu anh ta phải nói gia đình anh ta lên cưới tôi để cùng chăm lo cho đứa bé .nhưng anh ta và gia đình anh ta đều im lặng. tôi hỏi anh ta thì anh ta chỉ nói sẽ có trách nhiệm và sẽ lo cho mẹ con tôi Nhưng theo tôi được biết thì anh ta đã có người yêu mới hơn một tháng rồi tôi cũng thỏa thuận với anh ta về việc cấp dưỡng cho tôi nhưng anh ta cũng không nói quan điểm rõ ràng.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim
>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân trực tuyến, gọi: 0948 596 388
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hộ tịch năm 2014
Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo thông tin bạn cung cấp, nếu người cha không chịu công nhận cháu bé là con thì bạn nộp đơn lên tòa yêu cầu xác nhận quan hệ cha con và yêu cầu người chồng thực hiện nghĩa vụ trợ cấp nuôi dưỡng con.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, do người cha không muốn nhận con cũng như không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình với con nên người mẹ có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người cha có hộ khẩu thường trú để giải quyết với nội dung xác định cha cho con
Hồ sơ để yêu cầu xác định cha cho con bao gồm:
- Đơn yêu cầu xác đinh cha cho con (có thể xin tại Tòa án);
- Chứng minh thư nhân dân của mẹ (photo có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu của mẹ (photo có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (photo có chứng thực);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con (có thể là: - Giấy tờ hoặc thư do người bị kiện viết trong đó có thừa nhận đứa bé là con mình; - Xác nhận của công đồng dân cư về việc chung sống như vợ chồng,…).
Trong trường hợp vụ án được thụ lý giải quyết và đưa ra xét xử, Tòa án có thể yêu cầu trưng cầu giám định AND để xác định quan hệ cha con. Tuy nhiên, để trưng cầu giám định, nguyên đơn là người mẹ phải tạm ứng chi phí giám định. Mặt khác, người cha trong trường hợp này hoàn toàn có quyền từ chối và Tòa án không thể ép buộc. Do vậy, điều này sẽ gây trở ngại lớn cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Bởi vây, người mẹ cần chủ động thu thập và chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con để Tòa án có thêm căn cứ giải quyết vụ việc. Chỉ khi cơ quan có thẩm quyền công nhận mối quan hệ cha con thì người mẹ mới có quyền yêu cầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mình.
Sau khi xác đinh được quan hệ cha con, người cha không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Người mẹ có thể làm đơn yêu cầu cấp dưỡng sau khi đã có quyết định xác định cha con của Tòa án hoặc gửi đồng thời yêu cầu này khi nộp đơn xác định quan hệ cha con.
Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (Thông tư 15/2015/TT-BTP )
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
3. Bài viết tham khảo thêm:
>> Tư vấn về giấy từ chối quyền nuôi con ?
>> Nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con ngoài giá thú?
Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Cha không chịu nhận con thì giải quyết như thế nào. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM
Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.Thưa luật sư, năm trước tôi có quen 1 cô gái và có quan hệ với nhau quen được 1 năm, thời gian sau người đó nói lấy chồng và chúng em chia tay hồi tháng 12/2016, và cô ấy kêu em nên quen người khác .
Thưa luật sư! Giờ mình đang muốn làm thủ tục ly hôn nhưng biết chắc là chồng sẽ không kí. vậy giờ mình cần phải làm như thế nào để có thể hoàn thành được thủ tục. vì trong suốt thời gian ở với nhau (ở nhờ nhà bố mẹ vợ) nhưng chồng mình không biết làm việc gì ngoài đi làm về và nằm cầm điện thoại đọc tin tức.
Xin chào cty luật Đại Kim, cháu tên h mới ly hôn với vợ tên là n, khi đó con trai cháu được 16 tháng nên tòa giao quyền nuôi cho cô n,
Xin chào luật sư. tôi đang vướng mắc trong chuyện riêng của gia đình. rất mong luật sư giúp tôi tháo gỡ vướng mắc trong lòng. tôi là một giáo viên tiểu học. cuộc sống của tôi cứ lặng lẽ trôi nếu cách đây 3 năm gia đình tôi không xảy ra sự cố. tôi vốn là người luôn an phận chỉ có lao động chăm chỉ và nuôi con
Chào luật sư cho em hỏi gia đình em làm giấy tờ diện chăm sóc người già, trong đó em là người chăm sóc chính, còn vợ em và con đi theo. Hiện giờ bộ đi trú úc đã chấp nhận gia đình em được thường trú ở đó. Tuy nhiên hiện giờ em với vợ em muốn ly hôn ? Vậy chúng em được giải quyết ở úc không ? Sau khi giải quyết ly hôn xong thì vợ em có phải bị trục suất về Việt Nam không ? Em cảm ơn luật sư nhiều.