Thưa luật sư. Em và chồng em cưới nhau được hơn 1 năm, có 1 bé trai được 7 tháng tuổi. Chúng em cùng quê ngoài miền Bắc, rồi đều làm trong miền Nam.Em làm ở một cơ quan nhà nước, lương tính hệ số, nên chỉ đủ lo cho bản thân tại tỉnh Bình Phước.
Trả lời:
Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy đối với trường hợp của bạn,con của bạn mới 7 tháng tuổi nên bạn sẽ được giao quyền trực tiếp nuôi bé.Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về mực thu nhập tối thiểu của cha, mẹ để có thể giành quyền nuôi con.Vì vậy bạn sẽ giành được quyền nuôi bé.
- Bên cạnh đó, Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Nếu bạn không được trực tiếp nuôi con thì vẫn có quyền được cấp dưỡng và thăm nom cháu bé. Không ai có thể cản trở quyền này của bạn. Do vậy chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc. Nếu bạn thực sự có khả năng để nuôi con một cách đầy đủ nhất, điều đó là tốt. Nhưng nếu bạn thấy chồng bạn là người có thể chăm lo tốt hơn cho con mình thì bạn có thể cân nhắc vấn đề này.
Mọi vướng mắc pháp lý về giải quyết vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn vui lòng gọi: 0948 596 388 để được luật sư, luật gia, Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của Công ty luật Đại Kim tư vấn và giải đáp trực tuyến.
Rất mong nhận được sự hợp tác !
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình - Công ty luật Đại Kim
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM
Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.Xem bài liên quan
Từ khóa:
Kính chào luật sư công ty luật Đại Kim. Mong luật sư tư vấn giúp với trường hợp của tôi. Tôi và chồng kết hôn năm 2013, hiện có một con chung 30 tháng tuổi. Vợ chồng tôi sống ly thân từ tháng 2 năm 2015 tới nay và không có liên lạc với nhau. Tháng 3 năm 2017 tôi được biết chồng đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Tôi muốn làm đơn xin ly hôn nhưng tôi không biết địa chỉ của chồng tại Đài Loan. Vậy tôi cần phải làm gì để có thể xin ly hôn. Rất mong nhận được hồi âm từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thưa Luật sư, Gia đình em trai tôi hiện nay có 2 người con, trong đó có 1 trai 1 gái. Khi em dâu tôi sinh được đứa thứ 2 là con trai, 2 em tôi rất hạnh phúc. Song từ đó, cháu lớn vì là con gái, nên không còn được bố mẹ yêu thương, chăm sóc như trước đây. Đặc biệt, nhiều hôm, mẹ cháu còn bắt cháu nghỉ học phụ mẹ, trông em khi em ốm. Thấy cháu gái gày gò và ốm yếu, hay nghỉ học cô giáo cháu đã hỏi chuyện và đến nhà động viên bố mẹ cháu cho nó tiếp tục đi học. Tuy nhiên, tình hình hiện nay vẫn không được cải thiện, Vậy xin Luật sư cho tôi được biết, Luật quy định thế nào về việc phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình?. Xin cảm ơn
Theo quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì chủ thể quan hệ pháp luật Hôn nhân và Gia đình là vợ, chồng, mẹ, con, anh, chị, em, cha dượng, mẹ kế. Vậy Tại sao trong luật hôn nhân việc thực hiện quyền lợi cá nhân phải xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chung của gia đình ? Xin cảm ơn!
Luật Đại Kim tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình về quyền thăm con sau khi ly hôn, thẩm quyền giải quyết ly hôn, vấn đề trợ cấp tiền nuôi con sau khi ly hôn và chia tài sản chung sau khi ly hôn: