Quyền thăm nom con cái sau ly hôn

Cập nhật | Số lượt đọc: 1234

Chào luật sư, xin vui lòng tư vấn cho em về vấn đề ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn. Em hiện nay đang có thai 5 tháng và có 1 bé gái 17 tháng tuổi, 2 vợ chồng em đều tốt nghiệp đại học nhưng sau khi cưới thì về ở nhà của bố mẹ chồng em để kinh doanh riêng, nhà thì của bố mẹ chồng em nhưng hàng hóa đều là của vợ chồng em

Bây giờ em muốn ly hôn do bị bạo hành thì em có chắc chắn được nuôi con gái lớn không ạ, sau ly hôn chia tài sản thì em vẫn có tiền để tự kinh doanh riêng hoặc xin đi làm lại. Trong trường hợp chồng em nuôi con thì em có thể gặp con hàng ngày được không hay hạn chế, cuối tuần em có được quyền đưa con về ngủ cùng không ? em xin chân thành cảm ơn và mong hồi đáp sớm.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 

2. Luật sư tư vấn:

Vấn đề nuôi con sau li hôn thì theo quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ như sau: 

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con sau khi li hôn. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án quyết định. Tòa án sẽ căn cứ vào quyền và lợi ích của con. Về mặt nguyên tắc nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu con từ 7 tuổi trở lên sẽ xem xét đến nguyện vọng của con. Mà cụ thể ở đây con trên 36 tháng tuổi nên người mẹ không có quyền ưu tiên nên Tòa án căn cứ vào khả năng thực tế của hai vợ chồng. Nếu người mẹ đáp ứng được các điều kiện tốt cho việc chăm sóc con thì người mẹ có thể giành được quyền nuôi con.

Việc đón con và ngủ với con sau ly hôn nếu chồng bạn là người trực tiếp nuôi con không được quy định cụ thể trong luật mà vấn đề này chủ yếu do hai vợ chồng thảo thuận với nhau. Nếu không thống nhất được thì có thể nhờ chính quyền địa phương can thiệp hòa giải.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Quyền thăm nom con cái sau ly hôn . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Cải chính hộ tịch đổi tên cha mẹ trên giấy khai sinh cho con ?

Chào luật sư, tôi sinh con năm 16 tuổi không làm giấy khai sinh cho con tôi được nên nhờ anh chị tôi làm giúp, Hiện nay tôi và chồng đều đã đủ tuổi nên muốn sửa lại tên cha mẹ trong giấy khai sinh của con tôi thành tên vợ chồng tôi có được không? cần những giấy tờ và cần làm những thủ tục gì? cảm ơn luật sư.


Điều kiện nuôi cả 2 con sau ly hôn

Chào luật sư Đại Kim. Tôi lập gia đình năm 2011 đến tháng 12 năm 2012 chúng tôi sinh được 1 bé gái cho đến tháng 6 nam 2014 sinh thêm 1 bé trai. Kể từ khi lập gia đình cho tới nay vợ tôi không đi làm chỉ ở nhà và không có công việc ổn định từ tháng 10 năm 2016 vợ tôi bỏ về nhà mẹ đẻ cho đến nay.


Thời gian giải quyết ly hôn

Xin chào luật sư, em có câu hỏi mong được tư vấn. Em và vợ lấy nhau được 7 năm, giờ đây vợ em ngoại tình và em muốn ly hôn. Nhưng chỉ còn 2 tháng nữa là em phải đi làm bên Nhật. Vậy em có thể ly hôn được không ạ ? Chân thành cảm ơn luật sư.


Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn

Nhờ luật sư giúp em chuyện như vầy. Em có kiện được bạn trai cũ của mình không ạ. Tình hình là em với bạn trai em quan hệ với nhau có thai ạ. Em với bạn em quan hệ vào 08/2013 em sinh năm 18. 09. 1996. Tức là em đã tròn 16 tuổi gần 17 tuổi. Lúc ấy thì bạn trai em có quen 1 người con gái mấy năm rồi thì gặp em.


Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào? Các điều kiện cần thiết để giành quyền nuôi con


Dịch vụ nổi bật