Quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng thường xuyên say xỉn

Cập nhật | Số lượt đọc: 1502

Xin chào luật sư,em năm nay 29 tuổi quê ở BG đã kết hôn được 4 năm rồi tức năm 2013 đến nay. Vợ chồng em hiện giờ sống trong BD, còn về hộ khẩu của hai vợ chồng thì đã cắt nhập về bên ngoại tức mẹ đẻ của em và chúng em đã có một bé trai sinh ngày 30.09.2013 đã gần 4 tuổi.

Bắt đầu từ năm 2016 đến giờ luôn có sự xáo trộn trong gia đình ,chồng em mỗi lần nhậu xỉn là về chửi bới tùm lum, thường xuyên nói những lời thô lỗ với vợ trước mặt con .Có những lần thì hầu như là bạo lực gia đình cầm dao dọa giết em và con , cũng may em đã kịp chạy ra khỏi nhà cùng con ngủ nhờ một đêm tại phòng bảo vệ của công ty . Khoảng cuối năm 2016 em phát hiện chồng có quan hệ ngoài luồng với người làm cùng công ty hai vợ chồng em đang làm. Em làm nhân viên trợ lý phòng kế hoạnh của công ty, còn chồng em và người thứ 3 làm chung một bộ phận công nhân viên trong xưởng may. Em giờ muốn được ly hôn và dành quyền nuôi con, rất mong luật sư tư vấn giúp. Xét về kinh tế và điều kiện nuôi con thì em va chồng đều không có nhiều tài khoản riêng hay nhà cửa chung hoặc riêng vì em và chồng đã cắt hộ khẩu ở nhờ nhà mẹ em rồi, con trai em rất mến mẹ ít khi theo bố. Điều em lo lắng nhất sau khi ly hôn sợ rằng bố luôn luôn rượu chè say xỉn nay làm công ty này mai làm công ty khác sẽ khổ con, nên em muốn được quyền dành nuôi con. Mong luật sư giúp em với ,em xin cảm ơn nhiều. Rất mong có được phản hồi sớm nhất có thể từ luật sư.  

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật , gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội 

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Như bạn trình bày thì chồng bạn có quan hệ ngoài luồng với người làm công ty, điều đó đã vi phạm khoản 1 Điều 19, ở đây thể hiện sự không chung thủy trong cuộc sống hôn nhân. Đồng thời chồng bạn lại có hành vi bạo lực gia đình, điều này đáng lên án.

Theo quy định của pháp luật tại các Điều 51, 55, 56, 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi"

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

"Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này"

-Về vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn:

 Nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con và người còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi xem xét, Tòa sẽ căn cứ vào các yếu tố khác nhau để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho đứa trẻ. Thông thường, Tòa sẽ căn cứ vào các yếu tố sau:
 
- Yếu tố vật chất: bao gồm khả năng kinh tế, điều kiện vật chất, ăn ở, sinh hoạt... của cha mẹ.
 
- Yếu tố về tinh thần: bao gồm thời gian chăm sóc, đời sống tinh thần... mà cha mẹ dành cho con.
 
- Nguyện vọng của đứa trẻ (chỉ áp dụng khi con 7 tuổi trở lên).
 
Như vậy bạn có thể thấy có nhiều yếu tố quyết định đến quyền nuôi con của bạn và của chồng. Nhiệm vụ của bạn là phải chứng minh được trước tòa án rằng mình có đủ điều kiện để chăm lo cho con tốt nhất có thể.  

-Trong ly hôn thì việc giành quyền nuôi con là vấn đề giữa cha và mẹ. Do đó khi cha và mẹ có đủ năng lực hành vi và đủ điều kiện để nuôi con thì ông, bà không có quyền giành quyền nuôi cháu. Khi Tòa án tuyên cha và mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì lúc đó mới chuyển quyền nuôi con về cho ông bà hoặc anh chị nuôi theo quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự năm 2005.

Như trình bày ở trên thì con của bạn đã được 4 tuổi. Cùng với những căn cứ trên, bạn nên đưa ra những căn cứ về việc người cha thờ ơ, không quan tâm chăm sóc con. Bỏ mặc mọi trách nhiệm nuôi dạy con cho bạn. Ngoài ra người cha còn thường xuyên có hành vi bạo lực đối với bạn, đó là hành vi đáng lên án và không nên để trẻ tiếp xúc với những hành vi không hay đó.

Và khi bạn giành được quyền trực tiếp nuôi con thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng có thể vợ chồng bạn tự thỏa thuận, nếu không có thể nhờ tòa giải quyết.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Chồng cũ giành quyền nuôi con sau ly hôn thì phải giải quyết như thế nào?

Thưa luật sư! Em và chồng cũ ly hôn đã được 4 năm. vì cuộc sống ở sài gòn quá đỗi bon chen nên e và con chuyển về quê hương nha trang để sống. nhưng con e gửi về ngoại trước sau đó e về sau và thời gian e thu xếp để về nha trang không quá 6 tháng. chồng cũ nhất quyết đòi e về cùng với con và sẽ làm đơn kiện. e không biết như thế nào. Mong đợi tư vấn từ luật sư. Chân thành cảm ơn!


Cha không chịu nhận con thì giải quyết như thế nào?

Xin chào luật sư tôi có quen một anh năm nay 27 tuổi và đã ly hôn vợ. hiện tại thì tôi đang có bầu được 7 tháng tôi yêu cầu anh ta phải nói gia đình anh ta lên cưới tôi để cùng chăm lo cho đứa bé .nhưng anh ta và gia đình anh ta đều im lặng. tôi hỏi anh ta thì anh ta chỉ nói sẽ có trách nhiệm và sẽ lo cho mẹ con tôi Nhưng theo tôi được biết thì anh ta đã có người yêu mới hơn một tháng rồi tôi cũng thỏa thuận với anh ta về việc cấp dưỡng cho tôi nhưng anh ta cũng không nói quan điểm rõ ràng.


Bạn gái cũ 16 tuổi khởi kiện hành vi hiếp dâm

Thưa luật sư, năm trước tôi có quen 1 cô gái và có quan hệ với nhau quen được 1 năm, thời gian sau người đó nói lấy chồng và chúng em chia tay hồi tháng 12/2016, và cô ấy kêu em nên quen người khác .


Giải quyết ly hôn đơn phương khi bị chồng đánh đập

Thưa luật sư! Giờ mình đang muốn làm thủ tục ly hôn nhưng biết chắc là chồng sẽ không kí. vậy giờ mình cần phải làm như thế nào để có thể hoàn thành được thủ tục. vì trong suốt thời gian ở với nhau (ở nhờ nhà bố mẹ vợ) nhưng chồng mình không biết làm việc gì ngoài đi làm về và nằm cầm điện thoại đọc tin tức.


Giải đáp về quyền nuôi con và cấp dưỡng

Xin chào cty luật Đại Kim, cháu tên h mới ly hôn với vợ tên là n, khi đó con trai cháu được 16 tháng nên tòa giao quyền nuôi cho cô n,


Dịch vụ nổi bật