Sự giống và khác nhau giữa công ty TNHH 2 thành viên với công ty cổ phần

Cập nhật | Số lượt đọc: 1593

Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Cổ phần là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Hai loại hình này có nhiều điểm chung, tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác biệt nổi bật. 

Sự giống và khác nhau giữa công ty tnhh 2 thành viên với công ty cổ phần:

1. Tư cách pháp nhân giữa Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Cổ phần :

Công ty TNHH 2 thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần(CTCP):Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

2. Người góp vốn;

  • Công ty TNHH 2 thành viên: Cá nhân/ tổ chức
  • Số lượng: 2-50
  • Tên gọi: Thành viên
  • Không phân biệt các loại thành viên
  • Công ty cổ phần(CTCP):Cá nhân/ tổ chức
  • Số lượng: Tối thiểu 03 cổ đông, không giới hạn số lượng tối đa
  • Tên gọi: Cổ đông
  • Có các nhóm cổ đông: Cổ đông phổ thông và Cổ đông ưu đãi
  • Cổ đông phổ thông: Người sở hữu cổ phần phổ thông
  • Cổ đông ưu đãi: Người sở hữu cổ phần ưu đãi
  • Cổ phần ưu đãi gồm: Cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại...

3. Thời hạn góp vốn:

  • Công ty TNHH 2 thành viên: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Công ty cổ phần(CTCP):Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

4. Giới hạn trách nhiệm của thành viên/ cổ đông:

  • Công ty TNHH 2 thành viên:Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp:
  • Có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
  • Công ty cổ phần(CTCP):Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
  • Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn góp vốn.

5. Cơ cấu quản lý công ty:

Công ty TNHH 2 thành viên:Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Xem thêm dich vụ tư vấn pháp lý về doanh nghiệp.

Công ty cổ phần:Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

2. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

6. Người đại diện theo pháp luật:

  • Công ty TNHH 2 thành viên:Có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật
  • Công ty cổ phần:Có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật

7. Phát hành cổ phiếu:

  • Công ty tnhh 2 thành viên:Không được quyền phát hành
  • Công ty cổ phần: Được quyền phát hành 

Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết "Sự giống và khác nhau giữa công ty tnhh 2 thành viên với công ty cổ phần", trong trường hợp cần trao đổi chi tiết thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công ty Luật Đại Kim chúng tôi, vui lòng liên hệ;

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Chia công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:


Dịch vụ nổi bật