Hướng dẫn thủ tục ly hôn khi chồng bỏ nhà đi không có tin tức gì

Cập nhật | Số lượt đọc: 2271

Thưa luật sư, Luật sư cho em hỏi, bạn của em là nữ, thường trú tại Hậu Lộc, Thanh Hóa đã kết hôn với một người ở Phú Thọ. Từ năm 2009, sau khi đăng kí kêt hôn lại sống tại Hậu Lộc, Thanh Hóa và năm 2010 người chồng bỏ nhà đi từ đó không về. Và cũng không có tin tức gì. Vậy giờ bạn em muốn ly hôn thì phải làm thế nào và ai có thể giúp bạn em? Xin luật sư cho em biết ạ!

Luật sư tư vấn:

Thưa quý khách hàng, Công ty Luật  Đại Kim xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của bạn liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:  

- Bộ luật dân sự năm 2005;

- Bộ luật dân sự năm 2015;

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011);

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000;

- Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.

2. Giải quyết vấn đề: 

Đối với việc người chồng bỏ nhà đi biệt tích từ năm 2010 đến nay, người vợ, với tư cách là người có quyền và lợi ích liên quan hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án tiến hành các thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt khi người này đã có 6 tháng biệt tích, đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý tài sản của người này bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của những người liên quan theo Điều 65 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 65. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:

a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;

b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

2. Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Như phân tích ở trên, chúng ta đã xác định được người chồng thuộc đối tượng người vắng mặt ở nơi cư trú và theo quy định của pháp luật dân sự thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích, điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc tuyên bố một người mất tích và khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Xem xét quy định tại Điều 68 BLDS 2015 và khoản 2 Điều 56 LHN&GĐ 2014 nêu trên, chúng ta thấy luật quy định “vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn”, tức là trường hợp này đã có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có thẩm quyền rồi. Khi đó, việc ly hôn được tiến hành bởi 2 thủ tục: thủ tục yêu cầu tuyên bố người chồng/vợ mất tích; sau khi đã có quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án mới tiến hành thủ tục ly hôn.

Thứ nhất, để người vợ có thể ly hôn được khi người chồng đã bỏ nhà đi từ năm 2010 đến nay phải thực hiện việc nộp đơn yêu cầu tuyên bố người chồng mất tích trước:

- Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích phải có các nội dung sau đây:

+ Ngày, tháng, năm viết đơn;

+ Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn;

+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

+ Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

+ Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

+ Người yêu cầu là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

- Xác nhận của Công an khu vực nơi người mất tích cư trú cuối cùng.

- Tài liệu chứng minh đã tìm kiếm người mất tích trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

- CMND, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao có công chứng/chứng thực).

-  Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính, nếu không có bản chính thì xin cấp lại hoặc sao y bản chính tại UBND xã/phường/thị trấn nơi trước đã đăng ký kết hôn trước đây).

- Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của các con chung.

-  Giấy tờ về tài sản như nhà đất, xe cộ, cổ phần, chứng khoán…

Hồ sơ này người vợ nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người chồng cư trú, làm việc cuối cùng.

Thứ hai, nộp hồ sơ xin ly hôn:

Trường hợp này được xác định là đơn phương ly hôn, thủ tục đơn phương ly hôn được thực hiện như sau:

Hồ sơ chuẩn bị đơn phương ly hôn bao gồm:

- Mẫu đơn xin ly hôn  (theo mẫu của Tòa án nhân dân cấp huyện).

- Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của hai vợ chồng.

- Bản sao chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng.

- Bản sao chứng thực giấy khai sinh của 2 con.

- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung của 2 vợ chồng: như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng kí xe,…

Khoản 3 Điều 73 BLTTDS, khi giải quyết vấn đề ly hôn, người vợ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành nộp đơn. Tuy nhiên, có mặt tại Tòa án và xét xử tại tòa thì người vợ phải trực tiếp có mặt, không được ủy quyền cho người khác:

4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

Thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, trường hợp đơn phương ly hôn, người vợ nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân quận /huyện nơi đã tuyên bố người chồng mất tích.

Thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn:

Theo điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự, thời hạn chuẩn bị xét xử những tranh chấp về hôn nhân và gia đình là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 02 tháng. Như vậy, thời gian tối đa giải quyết vụ án đơn phương ly hôn là 06 tháng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề "Hướng dẫn thủ tục ly hôn khi chồng bỏ nhà đi không có tin tức gì", rất mong có thể giải đáp được thắc mắc của bạn. Mọi vướng mắc hãy gọi ngay: 0948 596 388 (nhấn máy lẻ phím 1) để được luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua điện thoại

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật hôn nhân - Công ty Luật TNHH Đại Kim.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Từ khóa:


Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn thẩm quyền, thủ tục xác nhận quan hệ cha, mẹ, con

Xin chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi: Hiện tại tôi đang có vợ, nhưng tôi có quan hệ với một người phụ nữ khác. Cô ấy mới sinh được một đứa con trai cho tôi. Bên phía gia đình tôi rất mong tôi làm thủ tục nhận cha con với cháu bé này vì vợ tôi không sinh được con trai. Vậy xin cho hỏi, tôi phải đến cơ quan nào để xin xác nhận quan hệ cha - con với cháu bé? Thủ tục ra sao? Có tốn nhiều thời gian không? Xin cảm ơn!


Giải quyết vấn đề ly hôn đơn phương

Chào luật sư Công ty Luật Đại Kim, tôi có yêu cầu mong quý luật sư tư vấn giúp: Vợ chồng tôi kết hôn với nhau vào năm 2015. Đến nay do mâu thuẫn vợ chồng, tôi đã làm đơn đơn phương ly hôn nộp Tòa án. Vậy xin cho hỏi, nếu vợ tôi cố tình không đến hòa giải hoặc không đến tại phiên tòa xét xử thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào? Mong sớm nhận câu trả lời của luật sư, xin cảm ơn!


Tư vấn việc đăng ký thay đổi mức tiền cấp dưỡng tiền nuôi con sau khi hai vợ chồng ly hôn ?

Thưa luật sư, Tôi có một câu hỏi mong luật sư giải thích và cho biết cách thức thực hiện. Tôi và vợ cũ của tôi ly hôn năm 2015. Theo thoả thuận cấp dưỡng giữa hai bên thì mỗi tháng tôi đóng tiền cấp dưỡng là 2,5 triệu trên tháng cho vợ cũ nuôi con và cho đến khi con 18 tuổi. Nhưng nay tôi có gia đình mới và vợ tôi cũng chuẩn bị sinh em bé (tháng 9/2017), mặt khác, vợ cũ tôi cũng đã lập gia đình và cũng dự sinh em bé (tháng 11/2017).

Vậy tôi có thể làm thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng hàng tháng không? Và mức cấp dưỡng được tính như thế nào? (lương công tác của tôi là 1,300,000 x 4,4 ; vợ tôi chưa có công việc ổn định, hai vợ chồng thuê nhà ở).

Cảm ơn Công ty luật Đại Kim !


Không có chồng mà có con với người đang có vợ thì có phạm pháp không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi đang làm việc tại 1 bệnh viện huyện vì nhiều lý do lên tôi không lấy chồng mà đã làm đơn xin làm bà mẹ đơn thân. Tôi đã sinh con với một người đã có gia đinh và giờ tôi muốn sinh thêm cháu nữa có được không? Tôi có bị cơ quan kỷ luật, cho thôi việc không? Tôi có vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình không? (gia đinh anh không ai biết gì vẫn sống hạnh phúc)


Các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn và sau ly hôn

Trước trong và sau quá trình ly hôn có rất nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết như: Chia tài sản chung/tài sản riêng, phân chia nghĩa vụ nợ chung, tư vấn quyền nuôi con...Luật Đại Kim tư vấn và giải đáp một số trường hợp pháp lý cụ thể như sau:


Dịch vụ nổi bật