Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp đất đai 

Cập nhật | Số lượt đọc: 16968

Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp đất đai sẽ là vấn đề thảo luận của Luật Đại Kim trong bài viết hôm nay của chúng tôi, mời các bạn cùng theo dõi.

Câu hỏi:

Tôi tên là Hoàng Minh Thái, tôi có vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: Gia đình tôi hiện đang có tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm nhưng chưa biết thủ tục giải quyết như thế nào. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được pháp luật quy định như thế nào? So với Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 đã có sự điều chỉnh gì về trình tự, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Trả lời: 

Với câu hỏi này Luật Đại Kim xin trả lời như sau:

Tranh chấp đất đai trước khi có thể được thụ lý tại Tòa án hoặc được tiếp nhận giải quyết tại Ủy ban nhân dân cần trải qua một quy trình đó là hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

– Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 202 Luật đất đai 2013).

–  Đối với trường hợp hòa giải không thành thì được giải quyết như sau (Điều 203 Luật đất đai 2013):

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại tiểu mục (iii) sau đây;

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

– Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

– Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

– Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tố chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

– Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại tiểu mục (iii) nêu trên phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, Luật đất đai 2013 có hai điểm mới so với Luật đất đai 2003 như sau:

Thứ nhất, các đương sự không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 100 Luật đất đai 2013 còn có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án mà không chỉ giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Khoản 2 Điều 136 Luật đất đai 2003 trước đây quy định nếu các đương sự không có giấy tờ thì chỉ được giải quyết tại Uỷ ban nhân dân, không được khởi kiện tại Tòa án.

Thứ hai, nếu đương sự không đồng ý với kết quả giải quyết tại ủy ban nhân dân thì luôn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân. Điều 136 Luật đất đai 2003 trước đây quy định: Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

Điều này nghĩa là, theo quy định của Luật đất đai 2013 thì sau quyết định gọi là “quyết định giải quyết cuối cùng” của Luật đất đai 2003, đương sự vẫn còn có thể tiếp tục con đường đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình bằng cách khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Như vậy, nếu đương sự lựa chọn chuyển sang “con đường” Tòa án thì việc giải quyết sẽ tuân theo quy trình tố tụng, từ sơ thẩm, có thể đến phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Quy định này là sự đảm bảo tốt hơn cho quyền lợi của đương sự vì nó tránh được tình trạng cấp trên “bao che” cho cấp dưới nếu việc giải quyết chỉ được thực hiện hai lần qua hai cấp hành chính như Luật đất đai 2003.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Quy định của pháp luật về đất chưa sử dụng

Quy định của pháp luật về đất chưa sử dụng là gì? Đất chưa sử dụng gồm những loại đất gì? Cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm quản lý đối với đất chưa sử dụng? Việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng phải dựa trên những căn cứ nào?


Đất ao đã cho hợp tác xã mượn không có giấy tờ có đòi lại được không?

Đất ao đã cho hợp tác xã mượn không có giấy tờ có đòi lại được không? Mời các bạn cùng tham khảo vấn đề này trong bài viết sau đây của Luật Đại Kim.


Đòi đền bù thế nào khi sai tên trong sổ đỏ?

Đòi đền bù thế nào khi sai tên trong sổ đỏ? Quyền lợi của người dân là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.


Nhà đất đã thế chấp có được xây dựng, cải tạo lại không?

Nhà đất đã thế chấp có được xây dựng, cải tạo lại không? Hãy cùng Luật Đại Kim tìm câu trả lời trong bài viết sau đây của chúng tôi.


Điều kiện, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình là gì?

Điều kiện, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình là gì? Vui lòng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.


Dịch vụ nổi bật