Giải quyết vấn đề ly hôn đơn phương

Cập nhật | Số lượt đọc: 1383

Chào luật sư Công ty Luật Đại Kim, tôi có yêu cầu mong quý luật sư tư vấn giúp: Vợ chồng tôi kết hôn với nhau vào năm 2015. Đến nay do mâu thuẫn vợ chồng, tôi đã làm đơn đơn phương ly hôn nộp Tòa án. Vậy xin cho hỏi, nếu vợ tôi cố tình không đến hòa giải hoặc không đến tại phiên tòa xét xử thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào? Mong sớm nhận câu trả lời của luật sư, xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

 

 Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn là người đơn phương ly hôn, căn cứ theo khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về hạn chế quyền ly hôn đơn phương của chồng: 

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo đó, khi bạn muốn đơn phương ly hôn thì bạn phải không thuộc trường hợp trên, và bạn phải chứng minh được lý do muốn ly hôn bởi lẽ căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Bạn là người muốn ly hôn đơn phương thì bạn phải có bằng chứng chứng minh được lý do muốn ly hôn thì Tòa án mới có căn cứ cho hai vợ chồng bạn ly hôn.

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện:

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử ly hôn,  tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn là 04 tháng. Trong thời gian chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán được phân công xét xử vụ án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Trong trường hợp hòa giải thành, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: 

1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;

g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;

h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi vợ bạn được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, nhưng vợ bạn vắng mặt mà không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa (khoản 1 Điều 227);
Khi vợ bạn được triệu tập hợp lệ lần thứ hai, mà không có yêu cầu phản tố, vắng mặt không có người đại diện tham gia phiên tòa thì tòa án vẫn xét xử vắng mặt họ (điểm b khoản 2 Điều 227); Trong đó, yêu cầu phản tố được hiểu là việc bị đơn khởi kiện lại nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Mục đích của yêu cầu phản tố là để bù trừ nghĩa vụ, khấu trừ nghĩa vụ hoặc loại trừ một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Khi vợ bạn được triệu tập hợp lệ lần thứ hai, có yêu cầu phản tố, mà vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp vợ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt (điểm c khoản 2 Điều 227);
Trong trường hợp, chồng là nguyên đơn khởi kiện vụ án mà vắng mặt tại phiên tòa mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó (điểm a khoản 2 Điều 227).

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Giải quyết vấn đề ly hôn đơn phương. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Xem bài liên quan


Từ khóa:


Có thể bạn quan tâm

Mức án phí phải nộp cho Tòa án khi ly hôn mới nhất

Xin chào luật sư, tôi có yêu cầu mong luật sư tư vấn giúp: tôi chuẩn bị làm đơn ly hôn đơn phương lên Tòa án. Nhưng tôi đang thắc mắc không biết mức án phí mà vợ chồng tôi phải nộp là bao nhiêu? Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, xin cảm ơn!


Tư vấn việc đăng ký thay đổi mức tiền cấp dưỡng tiền nuôi con sau khi hai vợ chồng ly hôn ?

Thưa luật sư, Tôi có một câu hỏi mong luật sư giải thích và cho biết cách thức thực hiện. Tôi và vợ cũ của tôi ly hôn năm 2015. Theo thoả thuận cấp dưỡng giữa hai bên thì mỗi tháng tôi đóng tiền cấp dưỡng là 2,5 triệu trên tháng cho vợ cũ nuôi con và cho đến khi con 18 tuổi. Nhưng nay tôi có gia đình mới và vợ tôi cũng chuẩn bị sinh em bé (tháng 9/2017), mặt khác, vợ cũ tôi cũng đã lập gia đình và cũng dự sinh em bé (tháng 11/2017).

Vậy tôi có thể làm thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng hàng tháng không? Và mức cấp dưỡng được tính như thế nào? (lương công tác của tôi là 1,300,000 x 4,4 ; vợ tôi chưa có công việc ổn định, hai vợ chồng thuê nhà ở).

Cảm ơn Công ty luật Đại Kim !


Không có chồng mà có con với người đang có vợ thì có phạm pháp không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi đang làm việc tại 1 bệnh viện huyện vì nhiều lý do lên tôi không lấy chồng mà đã làm đơn xin làm bà mẹ đơn thân. Tôi đã sinh con với một người đã có gia đinh và giờ tôi muốn sinh thêm cháu nữa có được không? Tôi có bị cơ quan kỷ luật, cho thôi việc không? Tôi có vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình không? (gia đinh anh không ai biết gì vẫn sống hạnh phúc)


Các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn và sau ly hôn

Trước trong và sau quá trình ly hôn có rất nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết như: Chia tài sản chung/tài sản riêng, phân chia nghĩa vụ nợ chung, tư vấn quyền nuôi con...Luật Đại Kim tư vấn và giải đáp một số trường hợp pháp lý cụ thể như sau:


Những điểm cần lưu ý về quan hệ hôn nhân và gia đình

Hôn nhân và gia đình là một trong số những vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhà nước và xã hội và các cá nhân. Giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong hôn nhân sẽ giúp những người trong cuộc có cơ hội tiếp tục cuộc sống tốt đẹp hơn. Luật Đại Kim sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc trong vấn đề hôn nhân và gia đình qua những câu hỏi dưới đây.


Dịch vụ nổi bật