Yêu cầu kê biên tài sản khi một bên có hành vi tẩu tán tài sản đang tranh chấp

Cập nhật | Số lượt đọc: 18282

Trường hợp tài sản đang bị tranh chấp mà bên giữ tài sản có hành vi tẩu tán thì phải làm gi để ngăn chặn? Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này ngay sau đây.

Nội dung câu hỏi:

Thứ luật sư, tôi và anh A đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa, anh A có hành vi tẩu tán tài sản đang tranh chấp bằng cách chuyển dịch cho người khác với lí do trả nợ cho bố anh ta. Vậy trường hợp tài sản đang bị tranh chấp mà anh A có hành vi tẩu tán thì tôi phải làm gi để ngăn chặn? 

Luật sư trả lời:

Căn cứ theo quy định tại điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cụ thể:

“Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

 

2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

 

3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.”


Trong trường hợp của bạn, bạn và anh A đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa, anh A có hành vi tẩu tán tài sản đang tranh chấp bằng cách chuyển dịch cho người khác với lí do trả nợ cho bố anh ta là không hợp pháp. Trong tình huống này, bạn cần gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn hành vi này của anh A.

“Điều 114.Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

 

1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

 

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

 

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

 

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

 

5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

 

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

 

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

 

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

 

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

 

10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

 

11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

 

12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

….”


Như vậy, trường hợp này để ngăn chặn hành vi anh A thực hiện việc tẩu tán tài sản cho người khác với lí do trả nợ cho bố anh ta thì bạn có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời là kê biên tài sản đang tranh chấp.

Lưu ý:  người yêu cầu tòa án sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ 3 thì phải bồi thường.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Yêu cầu khởi kiện giải quyết hợp đồng vay

Tôi cho một người vay tiền (thoả thuận),có giấy vay nợ,nay không đòi được,nay tôi phải làm đơn gửi ở đâu? Cô vay tiền hiện giờ bỏ trốn hai vợ chồng nhanh chóng làm xong thủ tục ly hôn, hiện nay chồng cô ấy nắm toàn bộ tài sản không ai làm gì được tôi phải làm đơn gửi ở đâu?


Vợ ký giấy vay nợ chồng có trách nhiệm gì?

Luật sư tư vấn về trường hợp trách nhiệm liên đới của chồng khi vợ viết giấy vay nợ và các quy định liên quan đến lãi suất cho vay.


Các trường hợp bị truy thu bảo hiểm

Xin Luật sư cho hỏi các trường hợp nào thì bị truy thu bảo hiểm và số tiền truy thu là bao nhiêu? Xin cảm ơn


Các Quốc gia được miễn visa vào Việt Nam

Đa số công dân của các quốc gia khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam đều cần phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu và thị thực hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Tuy nhiên cũng có các trường hợp quốc gia Việt Nam cho miễn thị (visa) thực đơn phương hoặc theo các hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực (visa) song phương.


Tặng cho tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Chị gái em đang ly thân với chồng, chờ ngày ra tòa giải quyết việc ly hôn. Hiện tại chị em lại có nhu cầu cần mua một căn hộ hình thành trong tương lai ở Sài Gòn, 03 năm nữa mới nhận nhà. Vì để được hưởng ưu đãi của căn hộ hình thành trong tương lai nên buộc chị phải đứng tên trong vòng 6 tháng rồi mới chuyển nhượng được.


Dịch vụ nổi bật