Hướng dẫn thẩm quyền, thủ tục xác nhận quan hệ cha, mẹ, con

Cập nhật | Số lượt đọc: 1775

Xin chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi: Hiện tại tôi đang có vợ, nhưng tôi có quan hệ với một người phụ nữ khác. Cô ấy mới sinh được một đứa con trai cho tôi. Bên phía gia đình tôi rất mong tôi làm thủ tục nhận cha con với cháu bé này vì vợ tôi không sinh được con trai. Vậy xin cho hỏi, tôi phải đến cơ quan nào để xin xác nhận quan hệ cha - con với cháu bé? Thủ tục ra sao? Có tốn nhiều thời gian không? Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

 Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:   0948 596 388

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Luật Hộ tịch năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Theo những thông tin bạn cung cấp, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Về thẩm quyền giải quyết việc xác nhận quan hệ cha, mẹ, con:

Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định chaa, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, có hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc xác định quan hệ cha - con cho bạn và cháu bé, căn cứ vào tùy từng vụ việc thì việc giải quyết sẽ do cơ quan có thẩm quyền tương ứng giải quyết. Cụ thể:

Đối với cơ quan đăng ký hộ tịch: Cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ có thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp phát sinh khi một trong các bên muốn xác nhận quan hệ cha, mẹ, con.

Đối với Tòa án: Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định quan hệ cha, mẹ, con rộng hơn cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm:

Một là, việc xác nhận quan hệ cha, mẹ, con có tranh chấp.

Hai là, việc xác nhận quan hệ cha, mẹ, con mà người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết.

Ba là, việc xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

Theo như thông tin bạn cung cấp không nói rõ rằng trường hợp bạn muốn xác nhận quan hệ cha - con với cháu bé có tranh chấp hay không? Do đó, bạn có thể xem xét tư vấn ở trên để lựa chọn được cơ quan có thẩm quyền giải quyết phù hợp.

Tuy nhiên, bạn cũng cần đáp ứng đủ điều kiện đối với người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha - con. Cụ thể:

Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các chủ thể có thẩm quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con bao gồm:

Một là, cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp việc yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con không có tranh chấp.

Hai là, cha, mẹ, con là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015: “Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.” Theo đó, người có quyền yêu cầu Tòa án xác định quan hệ cha, mẹ, con cho mình trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

Ba là, nhằm đảm bảo quyền lợi cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì các nhà làm luật đã dự liệu được điều này, do đó, ngoài những chủ thể trong hai trường hợp trên, một số cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định cũng sẽ có quyền yêu cầu Tòa án xác nhận quan hệ cha, mẹ, con gồm: Cha, mẹ, con, người giám hộ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Về thủ tục xác nhận quan hệ cha, mẹ, con:

Trường hợp thứ nhất, xác nhận quan hệ cha, mẹ, con được thực hiện tại Cơ quan đăng ký hộ tịch:

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:

- Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Trong đó, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con có thể là: 

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. 

+ Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.  

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Trường hợp thứ hai, xác nhận quan hệ cha, mẹ, con thông qua Tòa án:

Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con qua việc yêu cầu Tòa án giải quyết thường phức tạp và tốn thời gian, chi phí hơn rất nhiều so với yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con tại Cơ quan đăng ký hộ tịch. Việc xác nhận quan hệ cha, mẹ, con sẽ căn cứ theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Trước hết, chủ thể có thẩm quyền phải làm đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu lên Tòa án để giải quyết việc xác định quan hệ cha, mẹ, con.

Thời gian giải quyết vụ án xác định quan hệ cha, mẹ, con khi có tranh chấp có thể kéo dài từ 04 đến 06 tháng hoặc thậm chí một năm hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào tính chất phức tạp của vụ án cũng như phụ thuộc vào các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con và các sự kiện phát sinh kể từ khi làm đơn khởi kiện.

Còn thời gian giải quyết việc xác định quan hệ cha, mẹ, con không có tranh chấp mà chỉ là đơn yêu cầu Tòa án xác nhận quan hệ cha, mẹ con kéo dài khoảng 01 đến 03 tháng hoặc có thể dài hơn tùy vào từng vụ việc, chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con của người yêu cầu.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về "Hướng dẫn thẩm quyền, thủ tục xác nhận quan hệ cha, mẹ, con mới nhất". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Từ khóa:


Có thể bạn quan tâm

Chồng có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu xảy ra việc ly hôn ?

Việc ly hôn trong xã hội ngày nay diễn ra ngày càng nhiều do mâu thuẫn giữa vợ chồng cả về khách quan lẫn chủ quan. Tuy vậy, người phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của một cuộc hôn nhân tan vỡ chính là những đứa con đang tuổi vị thành niên của họ, nhất là những cháu nhỏ, pháp luật về hôn nhân gia đình đã có những quy định để đảm bảo quyền lợi một cách tối đa nhất cho các cháu. Luật Đại Kim tư vấn và giải đáp về quyền nuôi con sau ly hôn:


Giải quyết vấn đề ly hôn đơn phương

Chào luật sư Công ty Luật Đại Kim, tôi có yêu cầu mong quý luật sư tư vấn giúp: Vợ chồng tôi kết hôn với nhau vào năm 2015. Đến nay do mâu thuẫn vợ chồng, tôi đã làm đơn đơn phương ly hôn nộp Tòa án. Vậy xin cho hỏi, nếu vợ tôi cố tình không đến hòa giải hoặc không đến tại phiên tòa xét xử thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào? Mong sớm nhận câu trả lời của luật sư, xin cảm ơn!


Mức án phí phải nộp cho Tòa án khi ly hôn mới nhất

Xin chào luật sư, tôi có yêu cầu mong luật sư tư vấn giúp: tôi chuẩn bị làm đơn ly hôn đơn phương lên Tòa án. Nhưng tôi đang thắc mắc không biết mức án phí mà vợ chồng tôi phải nộp là bao nhiêu? Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, xin cảm ơn!


Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Xin chào công ty, em và bạn trai quen nhau, rồi yêu nhau. Nhưng gia đình hai bên ngăn cấm vì lý do là bà ngoại em và cụ nội nhà bạn trai em là hai chị em. Ông nội bạn trai em và mẹ em là hai chị em. Nhưng em thấy như vậy thì chúng em vẫn có thể kết hôn với nhau được. Vậy xin luật sư cho em hỏi: Em và anh ấy có đủ điều kiện để kết hôn với nhau không? Xin cảm ơn!


Tư vấn việc đăng ký thay đổi mức tiền cấp dưỡng tiền nuôi con sau khi hai vợ chồng ly hôn ?

Thưa luật sư, Tôi có một câu hỏi mong luật sư giải thích và cho biết cách thức thực hiện. Tôi và vợ cũ của tôi ly hôn năm 2015. Theo thoả thuận cấp dưỡng giữa hai bên thì mỗi tháng tôi đóng tiền cấp dưỡng là 2,5 triệu trên tháng cho vợ cũ nuôi con và cho đến khi con 18 tuổi. Nhưng nay tôi có gia đình mới và vợ tôi cũng chuẩn bị sinh em bé (tháng 9/2017), mặt khác, vợ cũ tôi cũng đã lập gia đình và cũng dự sinh em bé (tháng 11/2017).

Vậy tôi có thể làm thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng hàng tháng không? Và mức cấp dưỡng được tính như thế nào? (lương công tác của tôi là 1,300,000 x 4,4 ; vợ tôi chưa có công việc ổn định, hai vợ chồng thuê nhà ở).

Cảm ơn Công ty luật Đại Kim !


Dịch vụ nổi bật