Yêu cầu khởi kiện giải quyết hợp đồng vay

Cập nhật | Số lượt đọc: 18672

Tôi cho một người vay tiền (thoả thuận),có giấy vay nợ,nay không đòi được,nay tôi phải làm đơn gửi ở đâu? Cô vay tiền hiện giờ bỏ trốn hai vợ chồng nhanh chóng làm xong thủ tục ly hôn, hiện nay chồng cô ấy nắm toàn bộ tài sản không ai làm gì được tôi phải làm đơn gửi ở đâu?

Nội dung câu hỏi:

Tôi cho một người vay tiền (thoả thuận),có giấy vay nợ,nay không đòi được,nay tôi phải làm đơn gửi ở đâu? Cô vay tiền hiện giờ bỏ trốn hai vợ chồng nhanh chóng làm xong thủ tục ly hôn, hiện nay chồng cô ấy nắm toàn bộ tài sản không ai làm gì được tôi phải làm đơn gửi ở đâu?

Luật sư tư vấn:

Trường hợp này của bạn có thể thấy có dấu hiệu phạm tội ở đây. Bạn cần tố cáo hành vi này với cơ quan công an địa phương để làm rõ, xử lý và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Người vay đã có hành vi vay mượn số tiền của bạn và hiện nay không có khả năng trả nợ và bỏ trốn. Hành vi của người vay này theo BLHS 2015 có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), theo đó:

"Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;"

Hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175): 

"Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản".

Hiện nay, người vay nợ đã bỏ trốn nên bạn cần phải đến cơ quan công an để trình báo về sự việc và yêu cầu giải quyết.

Về phía người chồng của người vay nợ, vì thông tin bạn cung cấp chưa đủ và cũng chưa làm rõ việc người chồng có cùng vợ tham gia vào việc vay tiền hay không nên chưa thể kết luận người chồng có phạm tội hay không mà phải đợi kết luận điều tra của cơ quan điều tra.

Ngoài ra cũng cần nói thêm về nghĩa vụ liên đới của vợ chồng đối với các khoản nợ:

Căn cứ theo Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ 3 khi ly hôn như sau:
 
"1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết”.

Theo quy định tại Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng:

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Theo đó điều 37 luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, nếu người vợ vay khoản tiền trên để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, và khi bị chủ nợ khởi kiện ra tòa án thì người chồng có nghĩa vụ liên đới trong việc trả nợ.

Nếu việc vay tiền trên của người vợ sử dụng vào mục đích riêng, không sử dụng vào sinh hoạt thiết yếu của gia đình và người chồng cũng không biết về khoản vay này thì về nguyên tắc, người chồng không có nghĩa vụ liên đới trả khoản nợ đó.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác cần giải đáp và tư vấn, hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: P502, tòa nhà 156, Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tel: 024.666.09.250 – 0948 596 388

Email: sangtentaisan@gmail.com

Web: www.luatdaikim.com – www.sangtentaisan.com 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Vợ ký giấy vay nợ chồng có trách nhiệm gì?

Luật sư tư vấn về trường hợp trách nhiệm liên đới của chồng khi vợ viết giấy vay nợ và các quy định liên quan đến lãi suất cho vay.


Các trường hợp bị truy thu bảo hiểm

Xin Luật sư cho hỏi các trường hợp nào thì bị truy thu bảo hiểm và số tiền truy thu là bao nhiêu? Xin cảm ơn


Các Quốc gia được miễn visa vào Việt Nam

Đa số công dân của các quốc gia khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam đều cần phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu và thị thực hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Tuy nhiên cũng có các trường hợp quốc gia Việt Nam cho miễn thị (visa) thực đơn phương hoặc theo các hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực (visa) song phương.


Tặng cho tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Chị gái em đang ly thân với chồng, chờ ngày ra tòa giải quyết việc ly hôn. Hiện tại chị em lại có nhu cầu cần mua một căn hộ hình thành trong tương lai ở Sài Gòn, 03 năm nữa mới nhận nhà. Vì để được hưởng ưu đãi của căn hộ hình thành trong tương lai nên buộc chị phải đứng tên trong vòng 6 tháng rồi mới chuyển nhượng được.


Ủy quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản

Tài sản của 02 vợ chồng đang thế chấp tại ngân hàng. Vì đi làm xa nên chồng uỷ quyền cho vợ sau khi trả hết tiền cho ngân hàng, thực hiện xong thủ tục xóa chấp sẽ được bán/chuyển nhượng tài sản đó. Như vậy công chứng trong trường hợp này có đúng không?


Dịch vụ nổi bật