Cho thuê tài sản thế chấp

Cập nhật | Số lượt đọc: 1556

Hai tháng trước đây, để vay một khoản tiền tôi có thế chấp căn hộ tập thể thuộc quyền sở hữu của tôi. Hiện tôi không ở căn hộ đó nữa mà về ở với bố mẹ tôi. Tôi có thể cho thuê căn hộ đó không? Theo quy định của pháp luật thì bên thế chấp có những quyền và nghĩa vụ gì?

Hai tháng trước đây, để vay một khoản tiền tôi có thế chấp căn hộ tập thể thuộc quyền sở hữu của tôi. Hiện tôi không ở căn hộ đó nữa mà về ở với bố mẹ tôi. Tôi có thể cho thuê căn hộ đó không? Theo quy định của pháp luật thì bên thế chấp có những quyền và nghĩa vụ gì?

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Đại Kim, với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật thì bên thế chấp có những quyền và nghĩa vụ sau:

1. Nghĩa vụ của bên thế chấp ( Điều 320 Bộ luật dân sự 2015):

- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

-. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật dân sự 2015.

- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

2. Quyền của bên thế chấp ( Điều 321 Bộ luật dân sự 2015):

- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

-  Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Theo như nội dung bạn trao đổi, hiện nay bạn không sử dụng căn hộ đã thế chấp mà muốn cho thuê. Căn cứ Khoản 6 Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì bạn có quyền thực hiện việc cho thuê tài sản đã thế chấp là căn hộ chung cư. Tuy nhiên, để thực hiện đúng theo quy định pháp luật thì bạn phải thông báo cho bên thuê biết được căn hộ họ thuê là tài sản thế chấp, đồng thời, thông báo cho bên nhận thế chấp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email - tuvanluat@luatdaikim.com hoặc gọi điện đến Hotline - 0948 596 388 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Mọi vấn đề vướng mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Luật Đại Kim để được giải đáp 

Trân trọng!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

Tôi là chủ nhà hàng ăn uống, tôi có thuê một người trông giữ xe cho khách, do bất cẩn người đó đã làm mất một chiếc xe máy của khách. Người khách bị mất xe đòi tôi bồi thường. Theo quy định của pháp luật, tôi có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra không?


Chấm dứt hợp đồng vay tài sản khi hợp đồng đã hoàn thành

Tôi có vay tiền của một người và thế chấp bằng sổ đỏ khi tôi trả tiền tôi chỉ lấy lại sổ đỏ mà không lấy lại giấy vay. Trường hợp họ kiện đòi tôi phải trả tiền thì tôi nên làm thế nào để chứng minh hợp đồng đã chấm dứt khi hợp đồng đã hoàn thành?


Chi phí vận chuyển

Khi tôi bán hàng qua mạng, thỏa thuận mua hàng sau đó thu tiền qua hình thức thu tiền hộ của bưu điện nhưng khi giao đến nơi người mua không nhận hàng. Bên mua không chịu trả phí vận chuyển 02 chiều (đi và về từ nơi người bán) thì phải giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn!


Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu

Tôi có ý định xây một ngôi nhà nên đã thuê người đến đào móng. Trong quá trình đào, người làm thuê đã đào được 1 hũ vàng. Tôi lấy hũ vàng và cho họ mỗi người một ít tiền nhưng họ không chịu vì họ cho rằng họ là người đào được thì phải là của họ. Cho tôi hỏi hũ vàng đó sẽ thuộc quyền sở hữu của ai?


Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Vợ chồng dì tôi ly hôn, chồng dì tôi kết hôn với người vợ mới, dì nuôi 2 đứa con gái. Khi chồng cũ dì mất, có để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ di sản thừa kế cho người vợ mới. Tôi muốn hỏi ndì và 2 đứa cháu có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc không?


Dịch vụ nổi bật