Có được kết nạp Đảng khi bố mẹ đã ly hôn ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 4991

Thưa Luật sư, hiện tôi đang công tác tại chính quyền cấp cơ sở và đang phấn đấu để được kết nạp Đảng viên. Tuy nhiên, do bố mẹ tôi đã ly hôn nên việc đó có ảnh hưởng gì tới việc kết nạp Đảng của tôi hay không. Xin cảm ơn Luật sư

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư  tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Quy đinh 45/QĐ-TW

- Hướng dẫn 01/HĐ-TW quy định về lý lịch và việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo khoản 1 Quy đinh 45/QĐ-TW

"1.Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng

1.1- Về tuổi đời

a) Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng).

b) Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

1.2- Về trình độ học vấn.

a) Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

b) Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.

Căn cứ theo khoản 3 Hướng dẫn 01/HĐ-TW

3- Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)

3.1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

3.2- Đơn xin vào Đảng

Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

3.3- Lý lịch của người vào Đảng

a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

- Người vào Đảng.

- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

b) Nội dung thẩm tra, xác minh

- Đối với người vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Đối với người thân: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c) Phương pháp thẩm tra, xác minh

- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.

Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).

Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

- Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

- Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.

- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên

- Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

- Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

+ Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí."

Như vậy, theo pháp luật hiện hành việc bố mẹ bạn đã ly hôn sẽ không ảnh hưởng tới việc bạn có được kết nạp hay không. Bạn chỉ cần đáp ứng đầy đủ về trình độ học vấn, độ tuổi... thì sẽ được trở thành Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Có được kết nạp Đảng khi bố mẹ đã ly hôn?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Quy định về cho thuê và cho thuê lại

Thưa Luật sư, Gia đình tôi có cho 1 doanh nghiệp thuê lại căn nhà 5 tầng mà chúng tôi đang sinh sống để họ mở văn phòng với thời hạn thuê là 5 năm. Tuy nhiên, khi mới cho thuê tới năm 3 họ đã tự ý cho một đơn vị khác thuê 2 tầng trên của căn nhà mà không hỏi ý kiến gia đình tôi. Như vậy, công ty đó có vi phạm pháp luật không? chúng tôi có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê này không? xin cảm ơn Luật sư


Lệ phí trước bạ lần 2 khi sang tên đổi chủ xe máy khác tỉnh ?

Thưa luật sư, Em mới mua 1 chiếc xe máy. Hộ khẩu của em ở tỉnh lẻ. Em nhờ chị em tại Hà Nội đăng ký và mang tên chị em. Xe em mới mua được 1 tháng. Bây giờ muốn sang tên em. Em đã đọc hướng dẫn tuy nhiên em còn có một số thắc mắc sau : Khi đến tỉnh em làm thủ tục sẽ phải đóng thuế trước bạ. Xe em mới đóng 1 lần khi đăng ký ở hà nội. Bây giờ rút hồ sơ đăng ký mới tức là phải đóng thuế 2 lần anh chị có thể giải đáp giúp em trường hợp này được không ? Và mực đóng thuế là bao nhiêu ạ?  Xin cảm ơn!


Quy định đăng ký biển số xe biển số xanh

Chào luật sư Đại Kim. Hiện đại tôi làm dân quân tự vệ tại ban chỉ huy quân sự xã NA thuộc ban chỉ huy quân sự huyện PĐ, tôi mua xe máy mới và muốn đăng ký biển số xanh có được không ? Vậy nếu đăng ký được thì giấy tờ ra sao ? Thứ 2 là nếu tôi đang ở Cần Thơ và mua xe ở Cần Thơ mà muốn đăng ký biển số của Kiên Giang có được hay không và cách đăng ký như thế nào ?Xin cảm ơn.


Quy định về bồi thường khi bị động vật cắn

Thưa Luật sư, vào một buổi chiều tôi có đi chạy thể dục qua nhà hàng xóm của tôi, bất ngờ con chó từ trong nhà họ xông ra và cắn vào chân của tôi làm cho chân tôi bị thâm tím và để lại nhiều thương tích. Sau đó, tôi được đưa đi tới Trạm y tế gần nhất để vệ sinh vết thương và được bác sỹ cấp thuốc để điều trị. Mức phí cho việc sơ cứu vết thương và tiền thuốc thang đã được tôi đề nghị với chủ của con chó ấy là mỗi bên chịu một nửa, nhưng họ không đồng ý trả. Vậy cho tôi được hỏi, với trường hợp như trên, tôi có được yêu cầu bồi thường không?. Xin cảm ơn!


Thủ tục Đăng ký tạm trú trong trường hợp sống thử ?

Thưa Công ty Luật Đại Kim. Cháu và bạn gái chưa từng trải qua hôn nhân, nay chúng cháu chuyển về chung sống cùng nhau rồi sau đó mới tiến tới kết hôn. Chúng cháu học tập và làm ăn ở khác tỉnh nên cần phải làm thủ tục khai báo tạm trú, nhưng lo ngại nam nữ chung sống với nhau nên không thể làm được thủ tục này, mong quý Công ty cho cháu lời giải đáp về trường hợp của mình


Dịch vụ nổi bật