Mức phạt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Cập nhật | Số lượt đọc: 1920

Kính gửi Công ty Luật Đại Kim, tôi muốn nhờ tư vấn 1 tình huống của tôi như sau: Tôi có thuê một người vận chuyển hàng bằng xe máy 2 bao dứa, mỗi bao 50kg cà phê, người chở hàng bị công an dừng xe và yêu cầu xuất trình giấy tờ nguồn gốc hàng hóa.

Hàng hóa của tôi không có hóa đơn đỏ, không giấy tờ gì nhưng sản xuất trong nước, có bao bì nhãn mác, địa chỉ, số điện thoại đầy đủ ghi trên bao hàng. Nhưng công an vẫn cho rằng hàng của tôi không rõ nguồn gốc và yêu cầu chúng tôi nộp phạt một triệu đồng. Vậy tôi muốn biết công an làm vậy có đúng luật không?
Tôi có vi phạm luật không? tôi xin cảm ơn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hành chính của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội;

- Nghị định 19/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá.

Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

2. Luật sư tư vấn:

Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định: "Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó."

Điều 6 Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định về hàng hóa có xuất xứ như sau:

"Hàng hoá được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Xuất xứ thuần tuý.

2. Xuất xứ không thuần tuý."

Điều 7 Nghị đình này quy định Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này được công nhận có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

"1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này.

4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 tại Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó.

8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này được đăng ký ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

9. Các vật phẩm có được ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.

10. Các hàng hoá có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó."
Như vậy, trong trường hợp của bạn hàng hóa là cà phê được sản xuất trong nước, hơn nữa có bao bì nhãn mác, địa chỉ, số điện thoại đầy đủ ghi trên bao hàng. Do đó được xác định là hàng hóa có xuất xứ thuần túy. Chính vì lẽ đó công an giữ hàng và phạt tiền bạn là không đúng với quy định của pháp luật.

Đồng thời theo quy định tại  Điều 21 của Nghị định 85/2013/NĐ-CP về xử phạt Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Các quy định trên nhằm kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và hướng tới bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chủ yếu dưới dạng hộ gia đình (nhiều gia đình cũng không có giấy phép kinh doanh) nên việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Các cơ quan chức năng thực thi pháp lý cũng cần nhìn nhận và đánh giá đúng hiện trạng sản xuất tại Việt Nam để qua đó có những biện pháp xử lý phù hợp với thực tiễn phát triển của kinh tế nước ta hiện nay. Thông thường đối với doanh nghiệp việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa không gặp nhiều khó khăn như những hộ dân/tiểu thương.

Với những quy định pháp lý kể trên bạn cần chứng minh được:

- Hàng hóa trên được mua ở đâu ? có hợp đồng mua bán hay không ?

- Hóa đơn chứng từ cho lô hàng (Hóa đơn đỏ hoặc biên lai thu tiền tại các cơ sở sản xuất kinh doanh)

Nếu không có các chứng từ, giấy tờ chứng minh Bạn đối diện với nguy cơ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn có đầy đủ các giấy tờ để chứng minh (trước hoặc sau) quá trình vận chuyển thì bạn sẽ tránh được nguy cơ này.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về "Mức phạt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Quy định nghĩa vụ thanh toán chi phí làm thủ tục thừa kế

Chào luật sư, gia đình chúng tôi có một số việc muốn được nhờ luật sư tư vấn giúp. Ông ngoại tôi sinh được 4 người con gái, hai ông bà có tài sản là mảnh đất thổ cư 50m2. Mảnh đất này là tài sản do hai ông bà cùng đứng lên mua


Cách ứng xử khi hợp tác với cảnh sát giao thông

Kính gửi công ty luật Đại Kim, tôi xin phép đặt một số câu hỏi về vấn đề hợp tác với cảnh sát giao thông trong quá trình xử lý vi phạm: Cảnh sát giao thông có được quyền dừng phương tiện khi người điều khiển phương tiện không vi phạm hay không?


Điều kiện để vào chơi casino theo nghị định 03/2017/NĐ-CP

Ngày 16/01/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 03/2017/NĐ-CP về kinh doanh casino. Nghị định đã có hiệu lực vào ngày 15/03/2017.


Quy định thời hiệu thi hành án dân sự

Xin chào luật sư tư vấn ! tôi tên C ở TV, tôi có vấn đề nhờ luật sư tư vấn giúp, cụ thể là vào tháng 9/2016 tòa án nhân dân CT thành tỉnh TV có mở phiên toàn xét xử án dân sự giữ anh trai tôi và ông H. Tòa tuyên ông H phải có trách nhiệm bồi thường cho a trai tôi số tiền 5 triệu đồng


Xử lý vi phạm hành chính khi vi phạm quản lý các chất thải

Thưa luật sư, Anh (chị) cho em hỏi một số nội dung sau: Nếu như cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có rác thải không tổ chức thu gom, vận chuyển, đổ thải thì bị xử lý như thế nào


Dịch vụ nổi bật