Nghĩa vụ trả nợ vay tín chấp ngân hàng khi người vay qua đời

Cập nhật | Số lượt đọc: 1190

Xin hỏi luật sư: em trai tôi vừa mới qua đời ( em tôi chưa có gia đình). lúc còn sống em tôi có vay thế chấp ngân hàng 100 triệu bằng sổ đỏ của bố mẹ ( bố mẹ tôi là người đứng ra bảo lãnh cho em tôi vay, trong hộ khẩu gia đình của bố mẹ có 4 người: bố, mẹ, người em đã mất và tôi.

(Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố tôi ghi là hộ ông...) đồng thời em trai tôi cũng có vay tín chấp tiêu dùng 50 triệu. Khi em tôi qua đời, gia đình tôi đến ngân hàng thanh lý hợp đồng vay 100 triệu (vì đã quá hạn) nhưng phía ngân hàng buộc gia đình tôi phải trả hết phần vay tín chấp 50 triệu mới đồng ý cho gia đình tôi lấy sổ đỏ ra và hoàn tất hợp đồng vay. Vậy tôi xin hỏi gia đình tôi phải có trách nhiệm trả phần vay tín chấp của em tôi không? và phía ngân hàng xử lý như vậy có đúng luật hay chưa? xin chân thành cám ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Dân sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

Bộ luật dân sự 2015

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định tại Điều 637 Bộ luật dân sự:

Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại  

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Như vậy, với trường hợp của em trai bạn thì bố mẹ bạn là người đứng ra bảo lãnh cho em trai bạn vay nên bố mẹ bạn sẽ là người có nghĩa vụ nợ đối với khoản nợ 100 triệu thế chấp qua sổ đỏ.

Tuy nhiên em bạn có vay tín chấp tiêu dùng 50 triệu ngân hàng bắt gia đình phải trả cả 50 triệu thì mới cho lấy sổ đỏ. Thông thường trên hợp đồng tín dụng bao giờ cũng có điều khoản về tài sản bảo đảm, nếu điều khoản về tài sản bảo đảm trên hợp đồng vay 50 triệu thể hiện việc vay không tài sản bảo đảm thì bố mẹ không có nghĩa vụ phải trả khoản nợ 50 triệu này.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Nghĩa vụ trả nợ vay tín chấp ngân hàng khi người vay qua đời. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Vấn đề thanh lý Hợp đồng chưa kết thúc nghĩa vụ bảo hành

Xin chào Luật sư. Công ty bên em (Bên Mua) và công ty A (bên Bán) đã ký hợp đồng mua bán về việc bên bán cung cấp thiết bị cho bên mua Trong phụ lục hợp đồng có nêu rõ toàn bộ thiết bị sẽ được bảo hành chính hãng và trong thời gian là 2 năm bởi bên bán hoặc bởi nhà sản xuất. Đến thời điểm này 2 bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán.


Nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có thắc mắc xin hỏi luật sư như sau. Tôi là đảng viên chi bộ thôn, được giao nhiệm vụ cấp ủy và thủ quỹ quỹ đảng của thôn. Trong một cuộc họp trù bị, tôi có nhỡ tham lam lấy của Đảng 580.000đ. Vậy tôi có phải đi tù không và dựa vào quy định nào để xử lý tôi. Tôi mong nhận được hồi âm sớm của luật sư.


Tư vấn về xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường

Thưa luật sư, xin hỏi: Ở bên cạnh nhà tôi có 1 hộ gia đình nuôi lợn và gây mùi hôi thối rất khó chịu, đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình đó vẫn không làm lại hệ thống. Theo luật sư chúng tôi nên làm thế nào ?


Con duy nhất trong gia đình có được hoãn nghĩa vụ quân sự không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình tôi chỉ có 1 mẹ 1 con. Mẹ tôi sinh 1960 đã hết tuổi lao động và đã già yếu. Vậy tôi có phải đi nghĩa vụ quân sự theo pháp luật không? Cảm ơn luật sư.


Lý do chính đáng khi không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Thưa luật sư, xin hỏi: Hôm nay có 2 người ở trên phường xuống bảo em đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhưng không có giấy tờ văn bản gì kèm theo cả. Cho hỏi nếu không đi em có bị xử lý không? và lý do chính đáng khi không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là những lý do nào? Xin cảm ơn


Dịch vụ nổi bật