Người nước ngoài không có bằng lái gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm thế nào ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1627

Thưa luật sư, Xin hỏi người nước ngoài đi xe mô tô không bằng lái gây tai nạn cho người đi bộ đang đi sang đường ở nơi đó không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Hiện tại người đi bộ kiểm tra thì bị tụ máu ở não khả năng là phải mổ.Vậy người nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm như thế nào với người bị tai nạn. Xin cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Thưa quý khách hàng, Công ty Luật Đại Kim xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:  

- Bộ luật hình sự 1999

Bộ luật sửa đổi, bổ sung năm 2009

Bộ luật hình sự năm 2015 

- Bộ luật dân sự 2005

Bộ luật dân sự năm 2015

- Thông tư 13/2009/TT-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

- Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Thông tư liên ngành số 01/TTLN hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra

- Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và đường sắt

Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và đường sắt

2. Giải quyết vấn đề:  

Trong trường hợp này, để xác định được trách nhiệm mà người nước ngoài này (tạm gọi là A) phải chịu thì cần phải xác định xem A có phải là người có thân phận ngoại giao hay có phải là thân nhân của người có thân phận ngoại giao không?

A là người nước ngoài, tham gia giao thông khi không có bằng lái xe là vi phạm quy định về an toàn giao thông, thêm vào đó, khoản 6 Điều 5 Thông tư 13/2009/TT-BGTVT có quy định về trường hợp phải giảm tốc độ trong trường hợp có người đi bộ qua đường. Việc A không giảm tốc độ là vi phạm quy định về điều khiển giao thông, tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm đối với A cần xem xét ở các góc độ:

-Trường hợp 1, A là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao:

Điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN có quy định như sau:

“a. Những người có thân phận ngoại giao, (có hộ chiếu ngoại giao) làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các cơ quan đại diện nước ngoài khác tại Việt Nam và các thành viên gia đình họ cùng sống chung với họ tại Việt Nam, những người có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, Quốc hôi, Nhà nước đến thăm nước ta, những người khác có thân phận ngoại giao, kể cả đại diện các tổ chức quốc tế và thành viên gia đình họ sống chung tại Việt Nam và không có Quốc tịch Việt Nam được Nhà nước ta cho hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Những người này được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra. Tuy nhiên họ phải tôn trọng luật lệ của Nhà nước ta, kể cả luật lệ về giao thông đường bộ, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.”

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 5 BLHS cũng quy định:

“2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”

Như vậy, trong trường hợp này, nếu người đó là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao thì họ chỉ phải đền bù vật chất đối với người bị thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thực hiện Theo quy định tại Điều 772 BLDS 2005 như sau:

“1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, do hành vi gây thiệt hại và nơi phát sinh hậu quả đều trền lãnh thổ Việt Nam nên sẽ áp dụng Theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, Điều 609 BLDS quy định về việc bồi thường như sau:

“Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Bên cạnh đó, điểm 1 Mục II Nghị quyết số 03/2006/NĐ-CP quy định về các chi phí hợp lý được bồi thường như sau:

“1.Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

- Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

b) Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

Như vậy, nếu A là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao thì chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định trên.

-Trường hợp 2: A là nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện nước ngoài hoặc thành viên gia đình của những người này:

Điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN quy định:

“b. Nhân viên hành chính - kỹ thuật, nhân viên phục vụ của các cơ quan đại diện nước ngoài và các cơ quan nước ngoài khác đã nêu ở điểm a và thành viên gia đình họ không có quốc tịch Việt Nam, và cùng sống với họ tại Việt Nam, các thành viên không có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu.

Những người này chỉ được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra tại Việt Nam trong khi thi hành công vụ, nhưng không được miễn trừ xét xử về dân sự và xử lý về hành chính khi không thi hành công vụ, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.”

Trong trường hợp này, nếu họ trong thời gian thi hành công vụ thì họ sẽ đươc miễn trừ ngoại giao như trường hợp trên và phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại như trường hợp 1.

Nếu họ không thi hành công vụ thì họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm an toàn giao thông theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 6 và Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về hành vi không có giấy phép lái xe và không chú ý quan sát và phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như trường hợp 1.

-Trường hợp 3: A là đối tượng khác không thường trú tại Việt Nam:

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành 01/TTLN có quy định:

“c. Những người nước ngoài khác không thường trú tại Việt Nam: Nhà kinh doanh, chuyên gia, học sinh, sinh viên công tác, du lịch tại Việt Nam... Đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng do họ gây ra, áp dụng các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta và Nhà nước họ đã ký với nhau hoặc tham gia (hiệp định lãnh sự, hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật v.v...) hoặc áp dụng luật pháp của ta.”

Trường hợp này cần xác định xem Việt Nam và nước mà người đó là công dân có tham gia hoặc ký kết điều ước quốc tế nào về vấn đề này không? Nếu có thì áp dụng theo điều ước quốc tế, nếu không có thì áp dụng pháp luật Việt Nam như trường hợp 4.

-Trường hợp 4:  A cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam: Về trường hợp này A sẽ bị xử lý như công dân Việt Nam vi phạm.

+, Nếu người bị thiệt hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 202 BLHS như sau:

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Như vậy trong trường hợp này, cần phải có tỷ lệ thương tật cụ thể để xác đinh mức độ hình phạt đối với A.

Ngoài ra, A còn phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mức bồi thường được xác định Theo Điều 609 BLDS và Mục II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP như trường hợp 1

+ Trường hợp tỷ lệ thương tật dưới 31%, A sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như trường hợp 1 và phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chú ý quan sát và không có giấy phép lái xe theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 6 và Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề “tai nạn giao thông”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật - Công ty Luật TNHH Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Tư vấn bồi thường thiệt hại và trách nhiệm pháp lý khi đâm vào một cụ già đang chống gậy đi bộ trên lệ đường ?

Thưa luật sư, Anh trai tôi điều khiển xe mô tô trên đường đi bên phải theo đúng chiều đi của mình, đang đi anh phát hiện phía trước có 1 cụ già đang chống gậy đi bộ ngược chiều trên lề đường bên phải theo chiều đi của anh. khoảng cách lúc anh phát hiện ông cụ đó là 100m. đang đi thì anh bị con muỗi bay vào mắt, anh vừa lấy tay dụi mắt xong mở mắt ra thì xe đã đâm vào ông cụ rồi.


Thẩm quyền xóa tên Đảng viên

Em chào luật sư . Anh ( chị ) cho em hỏi. khi em chuyển hồ sơ đảng về địa phương sinh hoạt từ tháng 08/2015 mà địa phương ko nhận. hồ sơ để quá 3 tháng. khi hỏi lên thành ủy tphcm thì chỉ đạo về huyện Bình chánh . Huyen ủy bình chánh kêu em mang hồ sơ xuống roi ra quyết dinh xóa tên đảng viên. Em muốn hỏi em chưa la người thuoc tổ chức đảng ủy của bình chánh thì Bình chánh có quyền xóa tên em ko? em cảm ơn anh ( chị ) nhiều


Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật

Thưa luật sư! Hiện tại em đang học đại học ở nhật,visa e 4 năm,giờ e muốn bảo lãnh e gái e sang theo visa của e hiện có,điều đó có được không ạ,và nếu có thì hồ sơ cần những gì? Anh chị có thế tư vấn cho em được không? Mong được sự giúp đỡ của mọi người,em chân thành cảm ơn!


Thủ tục mua bán xe ô tô cũ năm 2018

Xin chào luật sư, tôi hiện nay có hộ khẩu thường trú ở Bắc Ninh, nhưng tôi đang làm việc ở Hà Nội và tôi có mua lại một chiếc ô tô biển Hà Nội. Vậy xin cho hỏi, tôi phải làm những thủ tục gì để mua bán và sang tên biển số là biển Bắc Ninh. Mong sớm nhận được hồi đáp của luật sư. Tôi xin cảm ơn!


Quy định về cấp lại, đổi lại hộ chiếu

Em có chứng minh thư cũ 9 số ở Bắc Ninh , và hộ chiếu theo chứng minh thư cũ,nay e lấy chồng về Hà Nội và đã nhập khẩu cũng như đổi lại chứng minh thư 9 số thành căn cước theo hộ khẩu Hà Nội. Giờ em có 1 thắc mắc muốn nhờ các anh./chị tư vấn cho là Hộ chiếu của em có cần đổi lại hay làm mới theo căn cước mới hay không. Và thủ tục, chi phí như nào, có phức tạp lắm không ạ. Các anh chị tư vấn giúp em cách nào nhanh và đơn giản, làm lại hộ chiếu hay cấp đổi. Em cảm ơn các anh, chị nhiều ạ.


Dịch vụ nổi bật