Quy định về việc đổi tên trên giấy khai sinh

Cập nhật | Số lượt đọc: 1421

Có nhiều lý do dẫn đến việc mọi người có nhu cầu đổi tên. Theo thống kê từ các cơ quan tư pháp, hộ tịch cho thấy một trong những lý do thường thấy là tên bị cho là xấu, tên quá dài, tên lạ, tên trùng lặp với người thân, đồng nghiệp...Mọi người thường cho rằng việc đổi tên trên giấy khai sinh, giấy tờ hộ tịch là phức tạp, tốn kém thời gian. Vậy quy định về điều kiện được đổi tên là gì ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục bảo hiểm hiểm y tế của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật bảo hiểm y tế theo luật ,gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Đại Kim, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật hộ tịch năm 2014

- Bộ luật dân sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ luật hộ tịch năm 2014 thì Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Tại điều 6 nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mợi hồ sơ giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con thì phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

Việc thay đổi họ tên hiện nay đúng là phải có lý do.

Luật hộ tịch nước ta quy định dẫn chiếu sang bộ luật dân sự năm 2015 về quyền được đổi tên. Cụ thể tại điều 28 pháp luật quy định một trong những lý do được đổi tên được hiểu như sau:

- Họ, tên đó gây nhầm lẫn (tên viết thiếu dấu trong giấy khai sinh, tên sai chính tả, đặt nhầm…)

- Tên khai sinh gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình (tên trùng với người trong họ hàng, gia đình, tên không được sự đồng ý của nhiều người trong gia đình, tên trùng với bạn bè cùng lớp, đồng nghiệp cùng nơi làm việc gây nhiều ảnh hưởng…) - Trong trường hợp này phải có đươc giấy tờ chứng minh trên của người họ hàng, người mà bạn trùng tên.

- Tên, họ ảnh hưởng đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó (tên dễ bị trêu chọc, tên gây hiểu lầm, tên có ý nghĩa không tốt, tên gây bất tiện trong giao tiếp…)

- Muốn đổi từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại.

- Đổi lại họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.

- Đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính.

- Đổi tên theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.

- Việc thay đổi họ, tên cho người dưới 18 tuổi, được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ (phải có giấy tờ khai sinh, xác minh huyết thống)

- Người từ 9 tuổi trở lên: phải có sự đồng ý của người đó.

- Người trên 18 tuổi đã thành niên có thể tự đổi tên cho mình.

Thủ tục thay đổi tên được quy định tại luật hộ tịch như sau:

Người yêu cầu đăng ký thay đổi hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định xét thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Như vậy theo quy định nếu có lý do chính đáng và hợp lý thì việc thay đổi tên được thực hiện khá nhanh chóng.Tất nhiên với những lý do không chính đáng như là đổi tên cho đẹp, đổi tên để gây sự chú ý hay đổi tên cho hợp phong thủy...đều không được chấp nhận.

Đối với mỗi loại giấy tờ tùy thân khác thì có một cơ quan riêng cấp. Về nguyên tắc, cơ quan nào quản lý, ban hành, cấp hồ sơ giấy tờ thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh tên và chữ đệm trong giấy tờ đó, đương nhiên là khi điều chỉnh vẫn phải dựa trên giấy khai sinh.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực trên vui lòng gọi: 0948 596 388 đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý, luật gia của Công ty luật Đại Kim luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Đại Kim 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Làm vỡ đồ của người khác và nỗi lo pháp lý

Thưa luật sư, Xin luật sư tư vấn giúp tôi: Tôi nay 25 tuổi, vài ngày trước tôi co đập vỡ cái bình bông để nơi phần mộ của ông nội tôi. Xin hỏi tôi bị pháp luật xử phạt như thế nào ? Cảm ơn luật sư (Người hỏi: Nguyễn Tuấn Thanh).


Tư vấn chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

Chào luật sư, xin hỏi:  Trong trường hợp cha tôi sau này mất mà ông ấy có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản gồm động sản và bất động sản cho con riêng ( hoặc bất kỳ người khác ở ngoài ) thì tôi có thể khởi kiện để đòi quyền thừa kế được không ? Tôi là con một trong nhà. Xin cảm ơn.


Quy định về việc từ chối thụ lý vụ án của Toà án

Hiện tại có thể nói rằng cơ quan Toà án là cơ quan nhà nước giải quyết khá nhiều tranh chấp, tuy nhiên nhiều trường hợp ở trên thực tế Toà án thường từ chối giải quyết một số vụ việc mà chưa từng được quy định trong luật, gây ra bất lợi cho một số công dân. Do đó, để giải quyết bất cập này Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có thêm một số điều khoản để giải quyết, cụ thể như sau:


Không chịu trách nhiệm bảo hiểm tai nạn ô tô khi không có (mất) biên lai thu tiền bảo hiểm có đúng luật ?

Thưa luật Đại Kim, Cho em hỏi: Em mua bảo hiểm xe ôtô và cũng đã lấy giấy bảo hiểm vậy có coi là hợp lệ lưu thông trên đường không ? hôm nay em gặp tai nạn xe và cũng đã trình bên công an giao thông nhưng tới khi diện bên bảo hiểm thì bên bảo hiểm nói là chưa xuất bến lại thu tiền nên không chịu trách nhiệm như vậy có đúng luật không ? Xin cảm ơn!


Thay đổi họ cho con sang họ mẹ có cần người cha đồng ý không?

Chào luật sư Đại Kim. Vợ chồng chúng tôi đã ly hôn. Hiện nay tôi nuôi 2 con chung,1 cháu 2 tuổi và 1 cháu 8 tuổi. Sau ly hôn chồng tôi cũng bỏ đi biệt tích, không khi nào cấp dưỡng cho con . Vậy tôi muốn làm thủ tục đổi họ cho 2 con sang họ mẹ thì có được không ạ ? Chân thành cảm ơn luật sư.


Dịch vụ nổi bật