Tranh chấp tài sản được tặng cho

Cập nhật | Số lượt đọc: 1462

Tôi muốn hỏi luật sư một việc: cha mẹ tôi có một mảnh đất khoảng 2 sào rưỡi (sổ đỏ đứng tên cha tôi). Từ năm 1993 đến 1995 cha mẹ tôi cho tôi và anh trai tôi làm chung (trồng cây thanh long). Đến năm 1996 cha mẹ tôi bảo chia ra làm hai phần (phần sau cho anh trai tôi, phần trước cho tôi vì là đất mặt tiền), phần ai nấy làm. Đồng thời cha mẹ có hứa sẽ cho tôi và anh trai tôi luôn. Trong thời điểm này anh trai tôi và tôi đều ở riêng hết. Đến năm 2009, bố tôi mất và không để lại di chúc

Năm 2010 mẹ tôi bảo anh trai tôi đem sổ đỏ (giấy chứng nhận sử dụng đất) lên uỷ ban nhân dân xã để tách thửa đất mỗi người một phần. Lúc đó anh trai tôi gọi tôi lên xã để ký tên. Sau đó người ở xã có xuống nhà cha mẹ tôi đo đạc và bảo mẹ tôi ký tên. Trong khoảng thời gian này anh trai tôi tự ý lên ubnd xã muốn chia thêm 150 m2 đất thổ cư (với lý do đất anh trai tôi ở phía sau không có mặt tiền. Ubnd xã họ không dám làm vì đó là phần đất của tôi ở mặt trước 300m2 thổ cư. Vậy mà anh trai tôi tự ý lấy sổ đỏ về không chịu tách sổ nữa mà không cho tôi hay biết gì. Rồi từ đó thời gian cứ trôi, tôi cũng lo làm ăn, cứ nghĩ từ từ ubnd xã họ sẽ làm sổ đỏ. Mãi đến đầu năm 2016. Cha me tôi không muốn vợ chồng tôi ở chăm sóc nữa. Đuổi vợ chồng tôi về nhà, bảo anh trai tôi xuống chăm sóc cho đến hôm nay. Lúc này mẹ tôi lại nói:" bảo tôi trả lại một phần mảnh đất lúc trước cha mẹ hứa cho tôi" để lại cho anh trai tôi hết. Hiện tại bây giờ anh trai tôi mang giấy tờ ( sổ đỏ) lên ubnd xã sang tên cho mình đứng tên mà không cho tôi hay biết. Vậy tôi muốn hỏi luật sư nếu như anh trai tôi muốn sang tên từ cha tôi ( hoặc mẹ tôi), muốn làm di chúc để lại hết toàn bộ mảnh đất cho anh trai tôi đứng tên có được hay không. Anh trai tôi tự ý lấy sổ đỏ về trong khi cha mẹ tôi đã phân chia rồi có vi phạm pháp luật trong điều mấy khoảng mấy luật đất đai không. Bây giờ tôi phải làm gì để lấy lại phần đất cha mẹ hứa cho lúc trước.

Mong các luật sư tư vấn cho tôi một lời khuyên. Chân thành cảm ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

2. Luật sư tư vấn:

Với những thông tin quý khách cung cấp thì chúng tôi chưa thể đưa ra sự tư vấn chính xác cho quý khách. Chúng tôi sẽ tư vấn theo trường hợp để quý khách xem xét cho phù hợp.

Thời điểm bố mẹ quý khách thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất (bất động sản) là vào năm 2010 nên pháp luật áp dụng, điều chỉnh việc tặng cho phải được thực hiện theo Bộ luật dân sự năm 2005. Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về tặng cho bất động sản như sau:

"Điều 467. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản"

Như vậy, việc tặng cho quyền sử dụng đất nêu trên phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực và phải thực hiện việc tách thửa để sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai anh em quý khách.

Vì quý khách chưa cung cấp được hợp đồng tặng cho có công chứng hoặc chứng thực nên trong trường hợp này, chúng tôi chia thành hai trường hợp nhỏ sau:

Trường hợp nhỏ 1: Quý khách có hợp đồng tặng cho bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực

Nếu quý khách có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng hoặc chứng thực và tính đến nay bố mẹ quý khách không có đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của hợp đồng tặng cho thì hợp đồng tặng cho đó vẫn còn hiệu lực và quý khách hoàn toàn có quyền yêu cầu anh trai giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố mẹ để thực hiện tiếp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. 

Việc anh trai quý khách tự ý lấy lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ngăn cản thủ tục tách thửa để sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vi phạm quyền công dân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách.

Trường hợp nhỏ 2: Quý khách không có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bằng văn bản đã được công chứng hoặc chứng thực

Nếu như vây, hợp đồng tặng cho miệng hoặc văn bản đó không hợp pháp và thực tế hợp đồng đó chưa được thực hiện, quyền sử dụng diện tích đất nêu trên vẫn thuộc về bố, mẹ quý khách. Mà theo dữ liệu quý khách đưa ra, bố quý khách mất năm 2009 mà không để lại di chúc do đó phần di sản của bố quý khách sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, cụ thể Điều 623, 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

...

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Do đó có thể xác nhận quý khách cũng là người có quyền lợi ở trong khối tài sản này, việc anh trai quý khách tự mình cấp giấy chứng nhận mà không thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế là chưa đúng theo quy định pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Bố mẹ cho đất nhưng anh trai lại có tranh chấp ?​. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp bác sĩ làm việc thiếu trách nhiệm

Chào luật sư, tôi và gia đình có 1 vấn đề nhờ luật sư tư vấn giúp. Cuối năm 2016 dì tôi bị tai nạn giao thông và nứt xương vai. Chúng tôi vẫn hoàn tất thủ tục phẫu thuật và điều trị tại bệnh viện nhưng sau khi hồi phục dì tôi vẫn nghe đau nhức ở vai nên đã đến bệnh viện kiểm tra lại và phát hiện 1 que hàn còn dính vào xương vai ( mà theo bác sĩ nói là do lúc phẫu thuật đã làm gãy que hàn và kẹt lại trong đó).


Quy định xử lý vi phạm hợp đồng ủy quyền

Kính thưa luật sư: Cha tôi có 6 người con, có 1 mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đất) là 400m2 đất cây lâu năm nhưng thực tế là khoảng 700m2 (do sai sót đo đạc trước đây, và không tranh chấp với ai). Trên mảnh đất này cha mẹ tôi có 1 căn nhà và các anh em tôi đã có vợ chồng con cái và mỗi gia đình anh em tôi đã cất nhà ở ổn định lâu nay.


Hướng dẫn xử lý vi phạm nguyên tắc xây dựng của bất động sản liền kề

Thưa luật sư! Em muốn nhờ anh chị tư vấn giúp một việc như sau: hiện tại, nhà em vừa xây xong nhà 3 tầng, diện tích sàn tầm 60m2, móng bằng, phía ngay trước là nhà cấp 4, 3 gian bằng gỗ, tường gạch. Nhà bên cạnh liền kề (bên trái) đang tiến hành xây nhà. Họ đã đào móng sát vách nhà e và dự kiến sẽ ép cọc bê tông 8-9m.


Quy định xử phạt vi phạm về tiếng ồn

Chào công ty Luật Đại Kim. Chúng tôi có một người hàng xóm ngủ ngày làm đêm. Khi mọi người đang nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc, thì anh ấy bật nhạc, hát theo nhạc và nói to làm những nhà bên cạnh bị mất giấc ngủ. Chúng tôi đã không ít lần nhắc nhở, nhưng anh ta tỏ thái độ không hợp tác khiến chúng tôi vô cùng bức xúc và muốn pháp luật tham gia giải quyết. Rất mong Công ty Luật Đại Kim giúp chúng tôi giải quyết vấn đề này.


Quy đinh về người nước ngoài mang tên nhà đất ở Việt nam

Thưa luật sư! Tôi muốn hỏi : nếu tôi là người nước ngoài có thể mua nhà đất ở Việt nam hay không và quyền sở hữu có thể mang tên tôi không ? Xin cảm ơn ( tôi mang quốc tịch Hàn quốc , là người Hàn quốc ). Tôi xin chân thành cảm ơn.


Dịch vụ nổi bật