Cách tính tổng số tiền dùng đánh bạc

Cập nhật | Số lượt đọc: 3027

Thưa luật sư! Ngày 11/03/2017, âm lịch ở làng em có hội làng, và em đã mời anh em bạn bè đến ăn cơm uống rượu cùng gia đình, nhưng khi uống rượu xong có mấy anh em thích chơi đánh bài , củ thể đánh bài liêng, gà 10 nghìn , và tố kịch 50 nghìn.

Và trong khi đó, em là chủ nhà cũng có tham gia 1,2 ván bài, đánh được một lúc thì bị đội công an hình sự huyện vào bắt, lúc bắt thu trên chiếu bạc 4. 281. 000 đồng và lập biên bản, bắt tất cả 7 người về huyện, sau lấy khẩu cung , thì trong số bạn em lại khai thêm 3 người nữa có tham gia chơi lieng, và đã được triệu tập , xuống lấy lời khai, và em không hiểu sao, khai kiểu gì mà mấy ông công an lại bảo với bọn em là số tiền lên đếm 5. 300. 000 đồng, và doạ bọn em là phải truy tố hình sự, và nói nếu không muốn bị truy tố hình sự thì mỗi người tạm nộp trước 40 triệu để cho tại ngoại rồi phạt hành chính sau, và ông trưởng công an huyện còn bảo em là chủ nhà có khi mất nặng hơn là 80 triệu.

Theo luật sư, như thế có đúng luật không ạ. Và cho em hỏi thêm là lúc bắt thu trên chiếu bạc 4. 281. 000 đồng tiền mặt, công an có được phép cộng cả tiền trong người của từng bạn em không. Và cho em hỏi thêm em là chủ nhà có tham gia chơi vui, thì em có bị tội nặng hơn không. Bọn em chi mang tính chất đánh vui, đánh bé, không thu phí hay thuế gì cả. Và tất cả bọn em đều vi phạm lần đầu có được giảm nhẹ gì không ạ ?

Mong luật sư giup em.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi năm 2009

Bộ luật Hình sự năm 2015

Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP

2. Luật sư tư vấn:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật Đại Kim. Chúng tôi xin tư vấn cho vấn đề bạn quan tâm như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP về tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc như sau:

"3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;"

Như vậy, công an hoàn toàn có quyền thu giữ tiền hoặc hiện vật trên chiếu bạc cộng với tiền hoặc hiện vật trong người các con bạc khi có căn cứ đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc. 

Về các hình thức xử phạt đối với hành vi đánh bạc được quy định tại các Điều 248, Điều 249 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi năm 2009 và Điều 321, Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

"Điều 248. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt  tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi  triệu đồng.

Điều 1. Về một số quy định tại Điều 248 của Bộ luật hình sự (Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn điều 248, 249 Bộ luật hình sự )

1. “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;

b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự;

d) Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của Bộ luật hình sự.

3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;

b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa... (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa... trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

Ví dụ 1: Tại kỳ đua ngựa thứ 39, tổ chức vào ngày 15-7-2010, trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt cụ thể là đợt một 500.000 đồng, đợt hai 1.000.000 đồng, đợt ba 2.000.000 đồng, trong trường hợp này chỉ coi A đã đánh bạc một lần trong kỳ đua ngựa đó với tổng số tiền là 3.500.000 đồng.

Ví dụ 2: Ngày 20-7-2010, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, B mua ba số đề trong một lô đềcụ thể là: mua số 17 với số tiền là 500.000 đồng, mua số 20 với số tiền là 2.100.000 đồng, mua số 25 với số tiền 3.000.000 đồng; trong trường hợp này, chỉ coi B đánh bạc một lần.

Trong các trường hợp nêu tại ví dụ 1 và ví dụ 2 trên đây, nếu số tiền cá độ đua ngựa, số tiền mua số đề của mỗi đợt từ 2.000.000 đồng trở lên thì cũng không được áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự.

5. Việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độdùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... như sau:

5.1. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc

a) Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.

Ví dụ: B mua 5 số đề với tổng số tiền là 100.000 đồng, tỷ lệ được thua 1/70 lần, trong đó có 4 số đề mua mỗi số 10.000 đồng, 1 số đề mua với số tiền 60.000 đồng, hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa... và B đã trúng số đề mua với số tiền 60.000 đồng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng + (60.000 đồng × 70 lần) = 4.300.000 đồng.

b) Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.

Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu B không trúng số nào thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng.

Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của B bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng B có trúng số đề hay không trúng số đề).

5.2. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc

a) Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người).

Ví dụ: D là chủ đề của 5 người chơi số đề khác nhau, mỗi người chơi một số đề với số tiền là 50.000 đồng (tổng cộng là 250.000 đồng); tỷ lệ được thua là 1/70 lần và có 2 người đã trúng số đề thì số tiền D dùng để đánh bạc trong trường hợp này là 250.000 đồng + (50.000 đồng × 70 lần × 2 người)  = 7.250.000 đồng.

b) Trường hợp không có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa... thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ.

Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu cả 5 người chơi không trúng số đề thì số tiền mà chủ đề dùng đánh bạc là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng. 

Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của D bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền D dùng đánh bạc trong trường hợp này là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng có hay không có người trúng số đề).

Theo đó, trường hợp tổng giá trị tiền và hiện vật được dùng đánh bạc từ 5.000.000 đồng trở lên sẽ bị cấu thành tội phạm, có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự. Trường hợp của bạn là đánh bạc với số lượng người tham gia là 10 người, và bạn là chủ nhà, tức là người sử dụng địa điểm thuộc quyền quản lý, sở hữu của mình để đánh bạc có thể bị truy tố với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo quy định tại Điều 322 trên. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định xử phạt thuộc thẩm quyền của Tòa án, việc cơ quan Công an các đưa ra quyết định xử phạt, trong trường hợp của bạn là 40 triệu đồng để được tại ngoại là trái với quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Tổng số tiền dùng đánh bạc có bao gồm tổng số tiền trên người mỗi người tham gia không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Đánh người gây sự với mình có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi trong lúc tôi cùng 2 người bạn uống cafe thì có người thanh niên lạ mặt vào hỏi tôi rồi xích mích với nhau, trong lúc tức giận tôi có tát người đó 1 cái, rồi người đó rút dao ra chém tôi nhưng tôi không sao, mà người bạn tôi chạy đến can ngăn thì bị chém 1 cái thương tích 50% . Tôi và 2 người bạn kia cũng xông vào đánh người thanh niên kia bị chấn thương ở đầu khoảng 40%. Cho hỏi nếu bạn tôi bị chém kiện người đó ...


Bị băng nhóm sử dụng vũ khí gây thương tích xử lý như thế nào?

Thưa luật sư! K chuyên cho vay nặng lãi chứa chấp cờ bạc tụ tập tất cả côn đồ trong cả nước về huyện nam trực và đánh dân, các băng nhóm sử dụng hung khí và vũ khí quân dụng thanh toán lẫn nhau gây mất trật tự an ninh làm cho dân hoang mang lo lắng. Tôi xin cung cấp 1 số thông tin.


Nên khởi kiện dân sự hay hình sự?

Thưa luật sư , tôi có tình huống xin nhờ luật sư giải đáp giúp: Gần đây tôi được giới thiệu mua lại xe máy của vợ chồng 1 người quen với giá 60 triệu đồng , hai bên hẹn nhau ra ubnd xã để chứng thực hợp đồng tuy nhiên chưa công chứng được do cán bộ xã đi vắng , vợ chồng người bán năn nỉ tôi giao tiền trước và hứa sẽ làm thủ tục sang tên ngay khi công chứng được hợp đồng , khi tôi giao tiền thì có viết 1 giấy tay và có 2 người làm chứng.


Treo kiếm Nhật trong nhà để hợp phong thủy có vi phạm pháp luật không ?

Chào anh chị công ty luật Đại Kim. Em có bày 1 thanh kiếm nhật phong thủy trong phòng khách để trưng bày. Vậy cho em hỏi liệu em có vi phạm pháp luật hình sự không ? Chân thành cảm ơn luật sư tư vấn.


Xử lý trường hợp xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác trên mạng

Vào tối hôm qua, ngày 25/12/2017 em bất ngờ nhận được rất nhiều tin nhắn vào các cuộc gọi từ nhiều sdt khác nhau, mở ra xem thì nội dung đều như nhau ( nói em đổ vỏ cùng với sống thật với bản thân đi) em hoàn toàn không hiểu mấy người này quấy nhiễu em như vậy là có ý gì.


Dịch vụ nổi bật