Nạn nhân bị bán mất tích được coi là tình tiết tăng nặng không?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1330

Trường hợp nạn nhân bị bán, không trở về được và coi như đã mất tích. Trường hợp này có coi là tình tiết tăng nặng.?

Đối với vấn đề bạn hỏi Công ty Luật Đại Kim xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại điều 150 BLHS năm 2015 có quy định như sau:

Điều 150. Tội mua bán người

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Đối với từ 02 đến 05 người;

g) Phạm tội 02 lần trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Như vậy, ta thấy Điều 150  BLHS không có tình tiết tăng nặng nào là “làm cho nạn nhân mất tích”. Nhưng căn cứ vào điểm đ khoản 2 Điều 150 BLHS có quy định như sau: đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;”. Trên thực tế ta thấy, nạn nhân của các vụ án mua bán người thường bị đe dọa, cưỡng bức, bị lừa gạt và họ thường được nhốt các khu vực cách ly bên ngoài nên họ không xác định, định vị mình đang ở chỗ nào. Do đó, việc đưa ra khỏi biên giới cũng có khả năng làm họ không thể trở về được nước và trong thời gian tới mong các cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn để việc áp dụng thống nhất các quy định của BLHS.

Như vậy, từ những căn cứ luật và phân tích trên theo quan điểm của chúng tôi, việc mua bán người mà làm cho nạn nhân mất tích là tình tiết tăng nặng để áp dụng trong việc định khung hình phạt.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Đại Kim dựa trên những thông tin mà bạn đã cung cấp cũng như trên cơ sở pháp Luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Hotline: 0948 596 388 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Phòng vệ chính đáng ở nước ngoài?

Ba phụ nữ bị lừa bán sang Pò Chài Trung Quốc. Do bị chủ đánh đập nhiều lần, bắt làm gái mại dâm. Trong một lần bị chủ đánh đập dã man, ba phụ nữ này đã đánh lại làm chủ bị ngất. Công an Trung Quốc bắt giữ ba người này và trao trả Việt Nam. Hành vi của những người này có được coi là Phòng vệ chínhd đáng ở nước ngoài hay không?


Chỉ định luật sư bào chữa cho người dưới 18 tuổi phạm tội

Bị cáo phạm tội khi chưa thành niên, khi xét xử thì đã thành niên. Toà án có phải triệu tập người đại diện hợp pháp và chỉ định Luật sư cho bị cáo không?


Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Anh trai tôi có mua một chiếc xe máy của kẻ ăn cắp nhưng không biết là xe gian. Khi anh tôi sử dụng chiếc xe này lưu thông trên đường thì bị bắt phạt và cảnh sát truy ra là xe ăn cắp. Xin hỏi anh tôi có phạm tội không. ?


Nhắn tin lăng mạ, sỉ nhục, đe dọa có bị xử lý hình sự không?

Chỉ vì một hiểu lầm nhỏ trong gia đình mà tôi bị một người em cùng cha khác mẹ liên tục nhắn tin sỉ nhục, lăng mạ, thậm chí còn đe dọa sẽ thuê người hành hung. Từ khi nhận được những tin nhắn khủng bố, tôi luôn phải sống trong tâm trạng căng thẳng, mất ăn, mất ngủ và không yên tâm làm việc. Tôi vô cùng bức xúc và lo lắng, tôi muốn biết Nhắn tin lăng mạ, sỉ nhục, đe dọa có bị xử lý hình sự không? Việc xử lý được quy định như thế nào?


Thời gian tạm giam có được trừ khi cho hưởng án treo không?

Vào năm 2016, anh tôi bị tạm giữ tại công an huyện về hành vi “Cố ý gây thương tích”, thời gian tạm giam là 12 tháng, khi Toà án đưa ra xét xử và tuyên cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 21 tháng được tính từ ngày tuyên án. Xin cho biết: Thời gian xoá án được tính từ thời điểm nào? Thời gian tạm giam có được trừ khi cho hưởng án treo không? Việc xóa án tích phải xin phép cơ quan nào?


Dịch vụ nổi bật