Sau khi hòa giải mà vẫn tái phạm thì có kiện được không?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1394

Thưa luật sư, xin hỏi: Vào ngày 17/3/2017, có xảy ra vụ hành hung của các bị can đối với em: ydin, ydai (bị bắt quả tang), và còn 1 đối tượng chưa bị bắt, do các công nhân tên ngân, giang, hạnh, milo chỉ điểm, nhưng khi bị bắt ngân đã rời khỏi hiện trường (trong quá trình sự việc xảy ra tôi đã thấy ngân chỉ điểm cho các đối tượng trên( không hề quen biết) đánh tôi.

Sau quá trình điều tra, công an cho tôi kết quả là đánh nhầm và yêu cầu hòa giải và đền bù thiệt hại, ban đầu tôi không đồng ý vì sự việc không dừng lại ở mức đánh nhầm mà là hành hung người khác có tổ chức, nhưng sau đó công an nói sau khi hòa giải công an sẽ gửi công văn sang công ty để các đối tượng chủ mưu phải viết bản cam kết là sẽ không gây hấn, hay làm bất cứ vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và công việc của tôi. Tôi đồng ý hòa giải với 2 đối tượng trên với số tiền bồi thường là 5tr, nhận trước 3tr, còn 2tr đến ngày 22/4/2017 sẽ nhận, với mong muốn các đối tượng trên sẽ ăn năn hối cái và sẽ không làm bất cứ việc gì ảnh hưởng đến đời sống của tôi.

Nhưng đến ngày 03, 04, 05 tháng tư năm 2017, các đối tượng chủ mưu: ngân, hạnh, milo vẫn có thái độ thách thức, bóng gió, đỉnh điểm là vào khoảng 10h ngày 05/04/2017, ngân có đưa ra lời hăm dọa với nội dung: sẽ hành hung tôi nữa vào giờ tan ca cùng ngày, và ép buộc tôi thôi việc nếu không sẽ đánh tôi đến khi tôi nghỉ thì thôi, hoặc tệ hơn nữa là khiến tôi tàn tật suốt đời. Tôi đã trình báo với công ty, sau đó có hòa giải nhưng ngân vẫn có thái độ cố chấp, không chịu nhận hành vi mình đã làm, cuối cùng chỉ viết bản cam kết không vi phạm nội quy của công ty. Tôi cũng có báo cho cơ quan công an xã tại nơi làm việc, qua họ quan sát mặc dù đã bị phát giác sự việc, nhưng các đối tượng vẫn cho người đón đánh. Do có các cán bộ chiến sĩ công an đi theo nên họ không hành hung được. Tôi nhận thấy sự việc còn kéo dài không có hồi kết, vậy nếu bây giờ tôi mà liên kết sự việc đánh nhau lần 1 và chặn đường lần 2 để tố cáo các đối tượng liên quan tội cố ý gây thương tích được không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn. .

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thông qua bộ phận tư vấn pháp luật dân sự của Công ty luật Đại Kim, vấn đề bạn quan tâm Chúng tôi xin trao đổi cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Bộ luật hình sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

Như vậy căn cứ theo quy định trên, cần xác định thương tích lần trước bạn bị hành hung là bao nhiêu phần trăm sức khỏe. Hành vi phạm tội có người chỉ điểm và người thực hành được xác định là phạm tội có tổ chức quy định tại khoản 3 điều 29 BLHS như sau: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Do trước đó bạn đã đồng ý với kết quả hòa giải nên không thể hủy kết quả này được. Sau khi được hòa giải các đối tượng trên vẫn tái phạm nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, do đó chưa cấu thành tội phạm. Vì vậy, hiện tại bạn không thể khởi kiện các cá nhân trên với tội cố ý gây thương tích được.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Sau khi hòa giải mà vẫn tái phạm thì có kiện được không? . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Dưới 14 tuổi có hành vi giao cấu với trẻ em sẽ bị xử lý thế nào ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Khi một người trên 13 tuổi và dưới 14 tuổi có hành vi giao cấu với trẻ em 5 tuổi và có tình tiết loạn luân thì phải chịu những trách nhiệm gì ạ. Cảm ơn Luật sư!


Phát tán vi rút gây nhiễu loạn mạng xử lý như thế nào ?

Xin Luật sư cho tôi biết những người phạm tội cố ý tạo ra và làm lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học, gây nhiễu loạn hệ thống mạng sẽ bị xử lý như thế nào ?


Ép người khác sử dụng ma túy

Người hàng xóm ấy lại rủ rê, lôi kéo một số người sử dụng trái phép chất ma tuý, trong đó có cháu tôi. Do cháu tôi chưa biết sử dụng ma tuý, nên rất sợ không dám chích ma tuý. Người hàng xóm lại ra lệnh cho đồng bọn trói cháu tôi và dùng tay chân đấm đá cháu. Vì bị đánh và sợ người hàng xóm, nên cháu tôi đã miễn cưỡng sử dụng ma tuý và bị bắt quả tang. Vậy người hàng xóm có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?


Thần kinh không bình thường phạm tội

Con trai tôi 22 tuổi, thần kinh của cháu không bình thường, gia đình đã có lần cho đi điều trị tại bệnh viện tâm thần. Một lần, bạn cháu rủ đi chơi bằng xe máy ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông kiểm tra con tôi sợ bị giữ xe nên đã ôm vào người đồng chí cảnh sát và bảo bạn phóng xe bỏ chạy, không có hành động gì khác nữa, nhưng sau đó em tôi bị bắt giữ về hành vi chống người thi hành công vụ. Xin cho hỏi như vậy có đúng không?


Người dưới 18 tuổi phạm tội

Em tôi 15 tuổi theo bạn bè rủ rê mà phạm tội. Nay vụ việc đang được điều tra chờ ngày xét xử. Xin hỏi trường hợp em tôi là người chưa thành niên phạm tội thì luật pháp quy định xử phạt như thế nào, được giảm nhẹ không?


Dịch vụ nổi bật