Xử lý trường hợp vận chuyển ma túy, tàng trữ ma túy, sử dụng ma túy

Cập nhật | Số lượt đọc: 1592

Tàng trữ ma túy,vận chuyển ma túy,... là một trong những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, Luật Đại Kim tư vấn và giải đáp một số trường hợp cụ thể của người dân về về hành vi vận chuyển ma túy, tàng trữ ma túy, sử dụng ma túy ,... theo quy định của pháp luật.

Bắt giam vì ma túy đá ?

Cho em hỏi là bạn em sinh năm 1999 mà đi làm trong thành phố Hồ Chí Minh mà bị bắt vì có liên quan tới ma túy đá. khi công an nói là ở quê khai báo liên quan gì tới bạn em vậy cho em hỏi nếu như vậy bạn em có bị giam không ạ?

-Hạ Vân

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì bắt người được thực hiện trong các trường hợp: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự), Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự). Về quy trình xét xử một vụ án hình sự sẽ gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
Giai đoạn 2: Truy tố;
Giai đoạn 3: Xét xử;
Giai đoạn 4: Thi hành án.

Về việc sử dụng trái phép chất ma túy, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã bãi bỏ quy định về Tội sử dụng trái phép chất ma túy. Như vậy nếu bạn của bạn chỉ sử dụng ma túy thì sẽ không phạm tội, không thể bị đưa ra xét xử trước Tòa về tội sử dụng trái phép chất ma túy mà sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hình thức xử phạt hành chính sẽ là "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy". Và nếu bị phát hiện là nghiện ma túy thì tùy vào điều kiện của bạn của bạn mà bạn đó cũng sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Để xác định bạn của bạn phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hay chỉ là sử dụng ma túy cần căn cứ vào khoản 6 mục II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP như sau:

"6. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197) 

6.1. “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây: 

a) Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; 

b) Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy. 

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công, điều hành của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác); chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ. 

6.2. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt: 

a) Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy; 

b) Người nào thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà còn thực hiện một hay nhiều hành vi phạm tội khác về ma túy quy định tại các điều luật tương ứng của BLHS, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 197 của BLHS, tùy từng trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác đã thực hiện quy định tại điều luật tương ứng của BLHS. "

Trường hợp của bạn của bạn sẽ bị thông báo về địa phương để áp dụng những biện pháp cần thiết cho việc cai nghiện, quản lý hoặc điều tra.

Đồng phạm tội tàng trữ ma túy ?

Em chào luât sư.  Cho em hỏi là  em cho bạn mượn  xe máy mà  nay em mới biết là bạn ấy bị bắt về tội tàng trữ ma tuý đá. Vậy em có phải đồng phạm không ạ.  Em có đc đến cơ  quan để lấy lại tải sản của mình không ạ? 

-

Trả lời:

Theo như những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn có cho 1 người bạn mượn xe,và người này dùng xe của bạn để thực hiện hành vi phạm tội tàng trữ ma túy đá.Mối quan hệ đơn giản chỉ là bạn bè nên cho nhau mượn xe.Do đó, trường hợp này chưa đủ điều kiện để bạn và người có hành vi vi phạm được xem là có quan hệ đồng phạm với nhau theo quy định của Bộ luật hình sự 1999:

“Điều 20. Đồng phạm 

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

Theo đó, với những tình tiết mà bạn nêu trong thư, bạn và người có hành vi vi phạm không có sự bàn bạc, câu kết với nhau. Do đó, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm với tư cách đồng phạm với hành vi tàng trữ ma túy đá.

Về vấn đề có được lấy lại xe không, vì xe của người bạn đó đang bị thu giữ tại cơ quan điều tra và được xem là một trong những vật chứng của vụ án vì thế, chiếc xe này sẽ được xử lý như sau:

Điều 58 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

“Điều 58. Xử lý vật chứng.

1- Việc xử lý vật chứng do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Chánh án, Phó chánh án Toà án cùng cấp hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2- Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước;

b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung  quỹ Nhà nước;

c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

d) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

3- Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

4- Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo tố tụng dân sự.”

Do đó, trường hợp của bạn có thể là: “Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp;”.  Sau khi cơ quan điều tra xác định được  xe máy của bạn bị dùng là công cụ phạm tội thì có thể sẽ được trả lại theo quy định của pháp luật.

Để chứng minh mình vô tội và lấy được xe thì bạn cần phải cần khai báo rõ ràng với cơ quan điều tra và cung cấp đầy đủ các chứng cứ, tài liệu mà mình có để phục vụ cho công tác điều tra.

Tội sử dụng trái phép chất ma túy?

Kính chào Luật Đại Kim Em có câu hỏi và tha thiết sớm nhận đc hồi đáp ah Bạn em có sử dụng ma tuý đá và bị cong an quận bắt giam giữ đến hnay là 2 ngày rồi ah, đây là lần đầu bị bắt Vậy như trường hợp của bạn em có bị đưa ra xử phạt ko? Nếu có thì phải lĩnh án bao lâu? Hay chỉ xử trên thủ tục hành chính, chi phí hết nh tiền ko? Như em đc biết là nhóm bạn cùng chơi vs bạn em thì gđ họ mất 100-150trieu để chạy ra luôn rồi Còn bạn em gđ k có tiền... Em chưa biết bên quận giam giữ trg bao lâu? Trong thời gian giam giữ em có được thăm gặp bạn e ko? Em cảm ơn

-Thu Ha Nguyen

Trả lời:

Về việc sử dụng trái phép chất ma túy, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã bãi bỏ quy định về Tội sử dụng trái phép chất ma túy. Như vậy nếu bạn của bạn chỉ sử dụng ma túy thì sẽ không phạm tội, không thể bị đưa ra xét xử trước Tòa về tội sử dụng trái phép chất ma túy mà sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hình thức xử phạt hành chính sẽ là "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy". Và nếu bị phát hiện là nghiện ma túy thì tùy vào điều kiện của bạn của bạn mà bạn đó cũng sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Để xác định bạn của bạn phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hay chỉ là sử dụng ma túy cần căn cứ vào khoản 6 mục II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP như sau:

"6. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197) 
6.1. “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây: 
a) Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; 
b) Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy. 
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công, điều hành của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác); chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ. 
6.2. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt: 

a) Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy; 
b) Người nào thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà còn thực hiện một hay nhiều hành vi phạm tội khác về ma túy quy định tại các điều luật tương ứng của BLHS, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 197 của BLHS, tùy từng trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác đã thực hiện quy định tại điều luật tương ứng của BLHS. "

Trường hợp của bạn của bạn sẽ bị thông báo về địa phương để áp dụng những biện pháp cần thiết cho việc cai nghiện, quản lý hoặc điều tra.

Tội vận chuyển ma túy đá?

Thưa luật sư, em rể tôi bị bắt khi vận chuyển ma tuý tuý đá với số lượng 25 viên. vậy xin cho tôi hỏi mức hình phạt dành cho tội vận chuyển này như thế nào.

-Vương Thanh Nga

Trả lời:

Tại mục 3.6 Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 có quy định: Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình sự, theo đó không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.

Mặt khác, Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy như sau:

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy:đối với trường hợp của em bạn nếu khối lượng heroin dưới 0,1g, em của bạn bị xử lý vi phạm về hành chính. Nếu khối lượng heroin lớn hơn 0,1g, em bạn có thể bị xem xét xử lý theo quy định của Điều 194 Bộ luật Hình sự nêu trên.
Tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy ?
Luật sư cho em hỏi chồng em bị bắt khi trong người đang có 0,025gr ma túy đá.lấy để sử dụng.luật sư cho em hỏi thời gian giam cứu chờ xét sử của chồng em là bao lâu ạ.và xét sử xong còn tạm giam tại huyện 45 ngày nữa có đúng không ạ ?
-Quach Thị Ly

Trả lời:

Nếu chồng của bạn tàng trữ là dưới 0.1 gam thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định theo quy định ở Mục 3 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì quy định:

"Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất theo thông tư ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 , theo đó không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;

Theo quy định Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã bỏ tội này. Do vậy, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Cụ thể về thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định nh­ư sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như­ sau:

a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.

Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.

6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho ng­ười bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. 

Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng gọi: 0948 596 388  

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Đại Kim 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Tư vấn cách xử lý trường hợp có hành vi đe dọa giết người

Thưa luật sư, Vì mâu thuẫn nhỏ trên game 1 bạn nữ đòi hẹn cháu ra gặp nhưng bạn ấy lại thuê người đánh hội đồng cháu, vì có bạn nói trước nên cháu đã không đến, khi về cháu nhận được lời thách thức và đe dọa của người tự xưng là anh trai của bạn ấy và hẹn cháu ra gặp, cháu biết ra sẽ bị đánh hội đồng nên đã không đồng ý.


Gây thương tích với tỷ lệ % thương tích là bao nhiêu thì bị phạt tù ?

Ba em có mâu thuẫn với một người phụ nữ trong việc làm ăn nên ba em không làm ăn chung với người phụ nữ này nữa, khi mẹ em đi chợ thì người phụ nữ gây chuyện với mẹ em vu khống mẹ em là ăn cắp tại chốn đông người nên ba em mới ra chợ hỏi người phụ nữ đó là " vợ chồng tôi ăn cắp gì của chị.


Xử lý trường hợp đăng ảnh và đe dọa giết người yêu cũ

Thưa luật sư, Tôi và A trước đây từng có tình cảm với nhau gần 2 năm nhưng do thay đổi về nơi ở gia đình tôi chuyển về thành phố sống, thời gian đầu, tôi và A còn liên lạc với nhau qua mạng xã hội Facebook, Zalo, nhưng sau do không gặp được nhau nhiều nên tình cảm của tôi và A cũng nhạt dần và cũng dần dần thành không liên lạc với nhau nữa.


Tống tiền người yêu cũ dọa đăng ảnh nóng trên Facebook có sao không?

Thưa luật sư, Tôi và A quen nhau được 3 năm hồi sinh viên, tuy nhiên tốt nghiệp ra trường, tôi cũng có nhiều thay đổi về học việc, về công việc rồi đi làm, và 2 đứa cũng dần ít gặp nhau hơn, và bây giờ tôi cũng đã kết hôn và đang có em bé.


Trách nhiệm hình sự khi cố ý gây thương tích

Luật Đại Kim giải đáp các câu hỏi của khách hàng xoay quanh vấn đề về tội cố ý gây thương tích; trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tổn hại sức khỏe của người khác; cách viết đơn tố giác tội phạm...


Dịch vụ nổi bật