Xử lý về hành vi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ

Cập nhật | Số lượt đọc: 1922

Kính gửi văn phòng tư vấn luật Đại Kim. Tôi có vấn đề này, xin văn phòng luật sư tư vấn giúp. Nguyên tôi là tài xế xe tải, vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu chủ xe, vừa rồi tôi có nhận hàng là 100 thùng bia heineken do Pháp sản xuất từ TP. HCM để vận chuyển về Đồng Nai giao cho người nhận qua số điện thoại được thông báo.

Khi nhận hàng tại điểm giao TP. HCM, tôi không được nhận hóa đơn, chứng từ hàng hóa. Khi vận chuyển về đến địa điểm yêu cầu, tôi dừng xe, điện thoại cho người nhận theo số điện thoại được chủ xe cho biết đến nhận hàng. Trong thời gian chờ người đến nhận hàng thì lực lượng quản lý thị trường đến công bố quyết định khám xe tôi, qua khám xe, phát hiện 100 thùng bia trên không xuất trình được hóa đơn chứng từ, đã lập hồ sơ tạm giữ số bia trên cùng giấy phép lái xe của tôi và giấy chứng nhận đăng ký xe. Khi làm việc, tôi có trình bày rõ tôi lái xe thuê, chở hàng thuê theo yêu cầu của chủ, số hàng không có hoá đơn chứng từ là do bên giao hàng họ không đưa cho tôi. Bên quản lý thị trường đã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển hàng hóa nhập lậu. Đến khoảng 10 ngày sau thì ra quyết định phạt tôi 30 triệu về hành vi vận chuyển hàng hóa nhập lậu với giá trị hàng hóa vi phạm là 40 triệu đồng và tịch thu toàn bộ số bia trên. Xin các luật sư cho tôi hỏi: - Ngay thời điểm kiểm tra, tôi không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa (do nước ngoài sản xuất) tôi đang vận chuyển, nhưng sau đó chủ hàng mang đến xuất trình thì có xem là hàng hóa nhập lậu không? Thời gian xuất trình là bao lâu? Nếu xuất trình, chứng minh được hàng hóa rồi thì bị xử lý hành chính về hành vi nào, quy định tại đâu? - Nếu tôi không nộp phạt, có nhận lại được giấy phép lái xe? Xin luật sư cho biết để những lần vận chuyển hàng hóa sau, tôi chấp hành đúng hơn các quy định của pháp luật. Xin cám ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT - BTC - BCT - BCA - BQP quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường 

Nghị định 185/2013/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 

Nghị định 124/2015/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung nghị định 185/2013/NĐ - CP

2. Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 94/2015/TTLT - BTC - BCT - BCA - BQP quy định: "Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra."

Hàng hóa trong trường hợp của bạn là hàng hóa đang trên đường vận chuyển, do đó, theo quy định trên, bạn là người vận chuyển (người có quyền, nghĩa vụ liên quan) phải xuất trình hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ngay tại thời điểm kiểm tra. Tuy nhiên, bạn lại không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nên hàng hóa bạn đang vận chuyển bị coi là hàng hóa nhập lậu. 

Điều 6 Thông tư liên tịch số 94/2015/TTLT - BTC - BCT - BCA - BQP quy định: "Hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính

1. Hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hàng hóa nhập khẩu bị coi là hàng hóa nhập lậu:

a) Hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời hạn quy định tại Điều 3 Thông tư này;

b) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường có hóa đơn, chứng từ nhưng qua điều tra, xác minh của cơ quan chức năng xác định là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hóa đơn không hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 3 Chương I Nghị định số 51/2010/NĐ - CP

c) Hàng hóa nhập khẩu do cơ sở sản xuất, kinh doanh thu mua gom hàng hóa trao đổi cư dân biên giới xuất hóa đơn bán hàng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh khác vận chuyển vào nội địa. Khi các cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc hàng hóa mà không có đủ chứng từ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu mua, bán, vận chuyển hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường vi phạm các quy định về hóa đơn, chứng từ tại Chương II Thông tư này nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan như sau:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa nhập lậu bị xử phạt theo Nghị định số 185/2013/NĐ - CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng;

b) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoặc có nhưng không đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định tại Chương II Thông tư này do hỏa hoạn, mất, hỏng, rách và cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm thủ tục khai báo theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ - CP đồng thời, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu chứng minh được nguồn gốc hàng hóa là hợp pháp (thông qua việc sao lại các chứng từ, hóa đơn từ các đơn vị phát hành) thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ - CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;

c) Trường hợp các hành vi vi phạm các quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu, lưu thông trên thị trường mà dẫn đến các hành vi khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử lý truy thu thuế và xử phạt theo quy định tại Luật Quản lý thuế;

d) Các hành vi vi phạm các quy định về hóa đơn, chứng từ không thuộc các trường hợp nêu tại điểm a, b, c khoản này thì xử phạt theo các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực có liên quan."

Như vậy, theo quy định trên, dù sau đó chủ hàng chứng minh được nguồn gốc của hàng hóa thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển hàng hóa nhập lậu (do tại thời điểm cơ quan nhà nước kiểm tra, bạn không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa). 

Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ - CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 124/2015/NĐ - CP quy định: "Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa;

b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

c) Hàng hóa nhập lậu là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.”

3. Các mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a) Người có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;

b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;

c) Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.”

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Theo như bạn cung cấp thông tin, bạn vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu chủ xe, bạn nhận hàng là 100 thùng bia Heineken do Pháp sản xuất từ TP. HCM để vận chuyển về Đồng Nai giao cho người nhận qua số điện thoại được thông báo, khi giao hàng, chủ hàng không đưa hóa đơn cho bạn. Như vậy, bạn không biết rõ nguồn gốc của hàng hóa, không biết hàng có phải là hàng nhập lậu hay không, bạn chỉ là người vận chuyển thuê, không cố ý giao hàng hóa nhập lậu. Do đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ - CP như trên thì bạn không bị xử phạt hành chính, mà người bị xử phạt hành chính là chủ hàng hóa đã thuê bạn vận chuyển hàng hóa. Do đó, bạn không bị giữ giấy tờ xe do bạn không bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, để đảm bảo không bị liên lụy hay bị xử phạt thì khi nhận hàng hóa vận chuyển, bạn nên yêu cầu chủ hàng hóa đưa cho bạn hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Xử lý về hành vi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật tư vấn pháp luật Dân sự

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng

Thưa luật sư, tôi có một thắc mắc muốn hỏi: hiện nay thì tình hình an ninh rất phức tạp, nhiều trường hợp nguy hiểm đến bản thân


Truy cứu trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông

Luật sư cho e hỏi. ngày 3/1/2017 qua bố em lái ô tô tải gây tai nạn dẫn đến 1 người chết và 1 người bị thương vẫn chưa tỉnh, lỗi do ai thì chưa rõ. gia đình có gửi tiền mai táng và đang cùng hỗ trợ điều trị người bị thương nếu bên gia đình nạn nhân làm đơn khiếu nại thì bố em có phải đi tù không, gia đình nạn nhân có 2 người con 6 tuổi và 2 tuổi


Hậu quả pháp lý khi chống người thi hành công vụ

Tôi xin luật sư tư vấn.tôi có cháu vi phạm tội chống người thi hành công vụ.(dùng dao tự vệ khi bị công an phường kiểm tra .đâm vào phần mềm dưới đùi,giám định sức khoẻ 8%). cháu mới xuất ngũ đang chờ đi học nghề, kết luận điều tra chuyển sang viện kiểm sát tội danh chống người thi hành công vụ điều 257 khoản 1.


Quan hệ với người đủ 18 tuổi có bị truy cứu TNHS không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi và bạn gái tôi có quan hệ với nhau tự nguyện và cả hai đã đủ 18 tuổi. Nhưng hiện nay, bố mẹ bạn gái em đã biết hành vi đó nên giờ đòi khởi kiện em ra tòa trong khi cô ấy luôn nói với bố mẹ rằng chúng em làm thế là hoàn toàn tự nguyện và đến với nhau bằng tình cảm. Rất mong luật sư tư vấn giải đáp giúp em vấn đề này!


Xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Em bị một trang mạng lừa đảo số tiền 66,1 triệu đồng. Giờ em phải trình báo ở đâu và em có thể lấy lại số tiền được không? Em cảm ơn ạ


Dịch vụ nổi bật