Công an trung úy vi phạm pháp luật có con riêng thì có bị cách chức không ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1292

Chào luật sư công ty luật Đại Kim. Tôi có chị gái kết hôn với một trung úy công an và chung sống với nhau hiện tại 2 người có một người con chung bé trai được 6 tháng tuổi.

Trước khi kết hôn với chị tôi thì chồng chị có quan hệ với một người phụ nữ, cô ấy có một đứa con nay đã được 14 tháng tuổi (cô ấy không có chồng). Chị tôi nghi ngờ chồng mình có con riêng nhưng chưa chắc chắn 100% về adn của đứa nhỏ đó có trùng khớp hay không. Vậy tôi muốn hỏi luật sư: nếu chị tôi ly hôn thì chứng cứ xét nghiệp adn tự chị tôi điều tra cung cấp hay đến tòa án sẽ giải quyết và tòa sẽ điều tra adn giúp theo lời khai vậy. Anh chồng công an trung úy mà vi phạm pháp luật có con riêng như vậy thì có bị cách chức không ? Nếu thời điểm hiện tại chị tôi được quyền nuôi con do em bé còn nhỏ phải ở với mẹ thì 3 năm nữa chồng chị có được dành quyền nuôi con không ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:  0948 596 388

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Luật Cán bộ, công chức năm 2008

Luật Công an nhân dân năm 2014

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất đối với việc cung cấp bằng chứng:

Căn cứ quy định điều 93 Bộ luật TTDS năm 2015: "chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp".

Và theo quy định điều 91 thì đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, hơn nữa người vợ trong tình huống này không thuộc trường hợp loại trừ nghĩa vụ chứng minh theo điều này; như vậy trong trường hợp này thì người vợ có nghĩa vụ chứng minh.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 6 và điều 97 của luật này,  thì Tòa án có thể thu thập chứng cứ bằng các biện pháp như: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; Trưng cầu giám định...

Thứ hai về việc Trung úy Công an có bị cách chức không?

 Điều 79 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về các hình thức kỷ luật với công chức như sau:

"1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.   

2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý...."

Theo quy định tại Luật Công an nhân dân 2014, những cấp bậc sau được giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý của sĩ quan CAND gồm: Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy. Như vậy Cấp bậc Trung úy không được giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; vì thế mà hình thức kỷ luật cách chức không áp dụng với Trung úy; trường hợp này có thể bị áp dụng một trong các hình thức kể trên:Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Thứ ba, về việc người chồng có được giành quyền nuôi con

Căn cứ quy định điều 84 (khoản 2) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con:

"2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."

Đối với trường hợp thỏa thuận thau đổi người trực tiếp nuôi con thì cha/mẹ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết

Đối với trường hợp người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện tiếp tục trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con là: người thân thích (ví dụ: ông, bà), Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về vấn đề Công an trung úy vi phạm pháp luật có con riêng thì có bị cách chức không. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại  số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Giải quyết đơn phương ly hôn

Xin kính chào công ty luật Đại Kim, chị gái em muốn ly hôn chồng nhưng chồng chị ấy cương quyết không ly hôn còn đánh, còn dọa sẽ trả thù gia đình em nếu chị ấy ly hôn. Em muốn hỏi là giờ có cách nào để chị em ly hôn không? Xin chân thành cảm ơn ạ!


Chia tài sản được tặng cho trong cuộc hôn nhân trái pháp luật

Chị Nguyễn Thị A và anh Lâm Thế N tổ chức đám cưới năm 1999, không có đăng ký kết hôn vì chị A chưa đến tuổi đăng ký kết hôn. Đến ngày 31-3-2003, Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Kha cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật (thiếu chữ ký của anh N trong Giấy chứng nhận kết hôn). Trong quá trình sống, anh chị phát sinh mâu thuẫn. Từ tháng 8/2003, mâu thuẫn căng thẳng, chị A xin ly hôn. Anh A cũng đồng ý ly hôn.


Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế khi chồng không để lại di chúc ?

Người chồng tôi có một người con riêng, hiện đang sống cùng chúng tôi. Gần đây, chồng tôi mới mất và không để lại di chúc. Vậy người con riêng của chồng tôi có được hưởng gì từ căn nhà mà chúng tôi đã xây dựng ngay sau khi đăng ký kết hôn. Mong Luật sư giải đáp!


Chồng từ chối nhận con để trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn giải quyết thế nào?

Vợ chồng tôi kết hôn được gần 04 năm, đã có một con chung 5 tuổi, nay chúng tôi đang làm thủ tục xin ly hôn; chồng tôi không thừa nhận cháu bé là con của mình vì cho rằng cháu bé sinh ra trước khi chúng tôi kết hôn nên từ chối việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Xin Luật sư cho tôi hỏi việc chồng tôi không thừa nhận con và không nhất trí cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được tòa án chấp nhận không?


Ly hôn như thế nào khi chồng giữ giấy khai sinh của con ?

Thưa luật sư , em với chồng kết hôn được hơn 2 năm và có một con chung là bé gái được 23 tháng tuổi. Trong quá trình sống chồng em thường xuyên xúc phạm không coi trọng và đánh đập em rất nhiều lần, còn nhiều lần xúc phạm tới gia đình của em. Hiện giờ em không thể chịu đựng thêm được nữa nên đã làm thủ tục ly hôn đơn phương do chồng em không chịu làm ly hôn. Tuy nhiên trong quá trình làm em vẫn còn thiếu giấy khai sinh của con.


Dịch vụ nổi bật