Giải đáp về quyền nuôi con và cấp dưỡng

Cập nhật | Số lượt đọc: 1180

Xin chào cty luật Đại Kim, cháu tên h mới ly hôn với vợ tên là n, khi đó con trai cháu được 16 tháng nên tòa giao quyền nuôi cho cô n,

thời gian đầu cháu có đưa tiền cấp dưỡng trực tiếp cho cô n đầy đủ, nhưng đến khi con cháu được 19 tháng thì cô nga đi làm xa và để con cho ông bà ngoại nuôi, cháu thấy con ốm nhiều và gầy lắm nên cháu hỏi xin cô n cho cháu đón con về nuôi và được đồng ý nên cháu đón con về nuôi đến giờ. bây giờ cháu đề nghị cô n chuyển quyền nuôi con cháu để cháu cho con đi học nhưng không được đồng ý, cháu nói cô n lên đón con về cho con đi học cô n cũng không đón, cháu không hiểu gì nên có người bảo cháu đưa tiền như thế là sai và đón con cũng sai, vì nếu cô n kiện cháu là bắt cóc con thì cháu phạm tội, cháu xin công ty luật Đại Kim giúp cháu giải đáp thắc mắc cháu phải làm gì trong trường hợp này với ạ, cháu xin trân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân trực tuyến, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật hình sự 1999

 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Giải đáp vấn đề bạn nuôi con có phạm tội hay không?

Bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi tội phạm quy định trong luật hình sự 1999, trong luật hình sự chỉ có một số tội liên quan xung quanh vấn đê nuôi con

- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Điều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Với tội bắt cóc này, hành vi phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải có đồng thời hai hành vi: bắt cóc con tin và đe dọa chủ tài sản để chiếm đoạt tại sản.
Bạn đang thực hiện quyền của mình là chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình, và không hề có hành vi giam giữ hay đe dọa vợ bạn để chiếm đoạt tài sản nên không thể cấu thành tội này.

- Tội không chấp hành án

Điều 304. Tội không chấp hành án

Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Tòa án đã tuyên là vợ bạn có quyền trực tiếp nuôi con, và theo đúng luật thì bạn phải giao con cho vợ nuôi. Nếu bạn cố tình không giao con cho vợ mặc dù cơ quan thi hành án đã áp dụng biện pháp cưỡng chế nhưng không thành. Tuy nhiên, việc bạn đang nuôi con hiện tại là vợ bạn đã chấp thuận, và cô ấy không yêu cầu bạn giao con, ngoài ra, bạn cũng chưa hề bị áp dụng biện pháp cưỡng chế giao con nên hành vi của bạn không cấu thành tội này.

Tóm lại, việc bạn nuôi con hiện tại mặc dù vi phạm quy định của bản án, nhưng chưa đủ căn cứ để cấu thành tội phạm để bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cách giải quyết:

Trong quá trình vợ cũ của bạn được tòa giao quyền nuôi con trực tiếp, bạn vẫn có quyền gặp con, thăm nom con. Nếu trong thời gian này, bạn thấy được vợ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc con như đi làm xa thì bạn có thể nộp đơn ra tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con kèm theo chứng cứ chứng minh vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng cháu (lời làm chứng của hàng xóm xung quanh, xác nhận của công an xã phường về việc không có mặt tại địa phương...) Nếu yêu cầu của bạn là có căn cứ, tòa án sẽ ra quyết định thay đổi người nuôi con là bạn theo điểm b, khoản 2 điều 84 luật hôn nhân gia đình

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên."

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Quyền nuôi con và cấp dưỡng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Vợ có trách nhiệm với khoản nợ riêng của chồng khi ly hôn không?

Xin chào luật sư. tôi đang vướng mắc trong chuyện riêng của gia đình. rất mong luật sư giúp tôi tháo gỡ vướng mắc trong lòng. tôi là một giáo viên tiểu học. cuộc sống của tôi cứ lặng lẽ trôi nếu cách đây 3 năm gia đình tôi không xảy ra sự cố. tôi vốn là người luôn an phận chỉ có lao động chăm chỉ và nuôi con


Ly hôn ở nước ngoài và vấn đề cư trú sau ly hôn

Chào luật sư cho em hỏi gia đình em làm giấy tờ diện chăm sóc người già, trong đó em là người chăm sóc chính, còn vợ em và con đi theo. Hiện giờ bộ đi trú úc đã chấp nhận gia đình em được thường trú ở đó. Tuy nhiên hiện giờ em với vợ em muốn ly hôn ? Vậy chúng em được giải quyết ở úc không ? Sau khi giải quyết ly hôn xong thì vợ em có phải bị trục suất về Việt Nam không ? Em cảm ơn luật sư nhiều.


Cùng chung sống ở nước ngoài và vấn đề khai sinh cho con chung

Thưa luật sư cho em hỏi, vợ chồng em cùng đi xuất khẩu lao động và cưới bên nước ngoài nhưng chưa về nước làm thủ tục đăng ký kết hôn được. Hiện giờ vợ em mang bầu và về nước để sinh con. Vậy cho em hỏi làm thế nào để khai sinh cho con em được ? Chân thành cảm ơn luật sư.


Ly hôn đơn phương và quy định mới về án phí dân sự

Xin chào luật sư Đại Kim. cho em hỏi vợ chồng em vừa cưới nhau được 1 năm và có một con gái, hiện cháu được gần 6 tháng tuổi. Luật sư cho em hỏi hiện giờ em muốn làm thủ tục ly hôn thì cần có những gì, chi phí mất bao nhiêu? và liệu con gái của em sẽ do mẹ hay bố nuôi?


Quy định xử phạt hành chính cho bạo lực gia đình​

Vợ tôi nhiều lần hỗn láo với tôi và mẹ tôi tôi khuyên bảo nhiều lần không được và tôi đã có nói với bố mẹ vợ tôi cũng không được nên tôi đã tát vào mặt một cái thì tôi có bị xem là bạo lực gia đình không


Dịch vụ nổi bật