Hướng dẫn ly hôn khi không có giấy đăng ký kết hôn

Cập nhật | Số lượt đọc: 1296

Kính gửi luật sư, vợ chồng em lấy nhau được hơn 6 năm có 2 mặt con. lúc về ở với gia đình chồng, vợ em chẳng ai động chạm gì toàn đi nói xấu anh chị em trong nhà làm anh em cãi vã, e cũng chỉ muốn tốt cho vợ con nên em chiều vợ về ở gần nhà ngoại. nhưng tật ăn gian nói dối vô học, trong khi em khuyên can không được bố mẹ chồng khi thấy điều đó không nhưng giải hoà khuyên can còn vào nói em và gia đình em chẳng ra gì.

Mọi người quoanh khu xóm nhà vợ ai cũng tức cho em, nhưng vì con cái e nhịn nhục để mong con em được sống tốt hơn.  Nhưng rồi sức chịu đựng con người có giới hạn, suốt bao năm trời em nghe nhà chồng ( nhà bán quán cà phê) hễ gặp ai là nói nhà em không ra gì, em ấm ức nhưng vẫn bỏ qua, bữa cơm ăn hở tí bắc kỳ rồi không cho bọn nhỏ con em nói giọng bắc lúc này em mới hiểu vì sao, hễ gia đình vợ có cỗ anh em gì em cũng về nhưng ra đình em có việc chở con về đã khó họ không muốn con em về nội. có lúc bực quá em cũng có đánh 1 lần nhưng hễ có chuyện vợ em lại gọi cả nhà lên chửi rủa, e nhẫn vì con cái nhưng không thể để họ khinh mình xuốt đời.
 
Rồi con giun xéo mãi cũng quằn, e cãi nhau đòi viết đơn, bố mẹ vợ giấu con cái em vào sài gòn, e cũng vô sài gòn tìm vợ con khuyên về nhưng liên lạc mãi không nghe máy, bố em gọi điện hỏi thông gia thì bị bố vợ em dùng những lời nói hết sức tục tĩu. e chạy lòng vòng hết các quận cả ngày sài gòn đang định về thì vợ gọi điện cho gặp con một tí, nhìn con em gầy gò mà em tội trẻ con nó tội tình gì đâu. em cũng muốn cho bọn nhỏ về nội nhưng bên nhà vợ em toàn dùng những hành động như dân chợ búa nên em nhịn để họ nuôi con em rồi một ngày không xa nhà họ gặp chuyện anh em hàng xóm ai cũng ghét nên chẳng ai giúp, bố vợ có lên nhà mượn bố em tiền bói mẹ em cũng đang nợ ngân hàng cả mấy trăm triệu cũng cố vay cho họ, bố mẹ em cũng thương con cái nên họ muốn e không làm đơn dù họ rất thương em.
 
Em đi sài gòn làm cũng mong vợ trong thời gian xa cách suy nghĩ cách sống bỏ tật ăn không nói có chửi bới chồng con, nhưng không em đã nhầm. gần 1 năm rưỡi sài gòn em về em xuống xin chở con về nội chơi cho có anh có em vì nhà vợ chưa có cháu, nhưng được một hai lần họ bắt đầu làm khó vì con em theo em, họ hù doạ bọn nhỏ làm nó sợ. em với bố em xuống họ giấu nhốt trong phòng nói nó đi chơi chưa về e đợi đến khi con em gọi em, em ức cả người lớn ăn không nói có như vậy. bố e thì nhún nhường em thì không bao giờ nữa em đi thăm con chứ không đi ăn cướp, người lớn cả giúp nhau bao nhiêu giờ trở mặt. nhà vợ em còn tuyên bố dạy dỗ con em thù ghét chính gia đình em và người sinh ra nó, hồi nhỏ nó ngoan bao nhiêu giờ nó hư bấy nhiêu, đi học mới mẫu giáo mà dạy con không để ai đánh phải đánh người ta, dạy con gọi điện cho bố chửi những câu em không thể tin được đứa bé hơn 4 tuổi có thể nói, em vẫn còn lưu. khi em chở con về tối ngày nhắn tin mạt sát em gia đình em bằng những từ chợ búa nhưng lại giấu mất giấy khai sinh và giấy kết hôn, một mặt đòi ly dị chửi bới một mặt giấu giấy tờ nói chuyện pháp luật không là gì. con cái đau ốm bệnh tật suốt em tội quá giờ em không để chuyện đấy xảy ra nữa. em đã đi đến giới hạn rồi, em không thể chịu đựng nhắn tin chửi rủa rồi dày vò con cái nữa. giờ chỉ còn sổ hộ khẩu và giấy khai sinh đứa con thứ 2( 4 tuổi) đứa cả mất giấy khai sinh ( 6 tuổi). E có thể ly dị không, em muốn nuôi con em ăn học tử tế được không. kinh tế em khá giả em đang làm với gia đình ( lò mổ bò). còn vợ em làm ăn buôn bán lúc này lúc kia, làm bao nhiu mua sắm hết nhà chẳng có gì bố mẹ vợ nuôi một đứa vợ em nuôi một đứa. liệu em có thể nuôi nó không và em có thể ly hôn không khi không có giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh con cả.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn."

Theo đó, trong trường hợp này anh hoặc chị có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương. Hơn nữa trong theo qu định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên thì:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."

Vì vậy, anh hoàn toàn có đủ căn cứ và quyền ly hôn khi tình trạng hôn nhân trầm trọng không thể cứu vãn, đời sống giữa vợ chồng không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân trong trường hợp này không đạt được làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất của anh và gia đình anh.

Về vấn đề ly hôn khi không có hoặc mất Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và việc không có (mẹ cháu cố tình dấu, làm mất) Giấy khai sinh của cháu trong trường của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn."

Như vậy, anh nên đến UBND cấp xã/phường nơi anh chị đăng ký kết hôn để xin cấp lại bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bởi bản chính chỉ cấp duy nhất một lần; mẫu đơn xin cấp lại bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo mẫu của UBND cấp xã có sẵn. Còn về giấy khai sinh của cháu thứ nhất 6 tuổi, anh có thể sử dụng bản sao giấy khai sinh của cháu hoặc đến UBND cấp xã nơi đă đăng ký khai sinh cho cháu để được cấp lại bản chính giấy khai sinh.

Về quyền nuôi con trong trường hợp của anh được Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ."

Do đó, nếu như anh chị có thỏa thuận về việc nuôi con thì vấn đề này sẽ được ưu tiên áp dụng theo thỏa thuận của anh chị.Trong trường hợp, Tòa nhận thấy chị ( vợ anh) không đủ những điều kiện cần thiết và tốt nhất cho cháu thì Tòa có quyền quyết định quyền nuôi con cho anh. Trong trường hợp nếu cháu đạt độ tuổi quy định là 7 tuổi thì phải xem nguyện vọng của cháu. Song anh vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, trông nom, giáo dục cháu theo quy định.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về "Hướng dẫn ly hôn khi không có giấy đăng ký kết hôn". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Thỏa thuận nuôi con bằng miệng có bắt buộc thực hiện theo ?

Kính thưa luật sư. Tôi đã ly hôn 1 năm với chồng ( sinh 1986 ) và có 1 con gái nhỏ 21 tháng tuổi. Khi ly hôn chúng tôi thỏa thuận quyền nuôi con thuộc về tôi, tôi vẫn tạo mọi điều kiện để anh ta thăm con tại nhà tôi. Trong suốt thời gian sau ly hôn, chồng cũ tôi không làm đúng nghĩa vụ chu cấp cho con.


Sửa giấy khai sinh để đổi tên sang họ cha có được giải quyết đơn phương ?

Mong luật sư tư vấn giúp mình với. Anh trai mình kết hôn với chị dâu nhưng lúc đó chị dâu chưa đủ tuổi nên không đăng ký kết hôn được. Sau đó 2 người bỏ nhau, chị dâu đi khai sinh cho cháu mang họ mẹ, cháu chưa đầy 1 tuổi thì chị bỏ đi nước ngoài nên anh trai một mình đưa cháu về nuôi, và cắt khẩu rồi nhập khẩu nhà mình.


Quyền nuôi con sau ly hôn khi chồng thường xuyên say xỉn

Xin chào luật sư,em năm nay 29 tuổi quê ở BG đã kết hôn được 4 năm rồi tức năm 2013 đến nay. Vợ chồng em hiện giờ sống trong BD, còn về hộ khẩu của hai vợ chồng thì đã cắt nhập về bên ngoại tức mẹ đẻ của em và chúng em đã có một bé trai sinh ngày 30.09.2013 đã gần 4 tuổi.


Chồng cũ giành quyền nuôi con sau ly hôn thì phải giải quyết như thế nào?

Thưa luật sư! Em và chồng cũ ly hôn đã được 4 năm. vì cuộc sống ở sài gòn quá đỗi bon chen nên e và con chuyển về quê hương nha trang để sống. nhưng con e gửi về ngoại trước sau đó e về sau và thời gian e thu xếp để về nha trang không quá 6 tháng. chồng cũ nhất quyết đòi e về cùng với con và sẽ làm đơn kiện. e không biết như thế nào. Mong đợi tư vấn từ luật sư. Chân thành cảm ơn!


Cha không chịu nhận con thì giải quyết như thế nào?

Xin chào luật sư tôi có quen một anh năm nay 27 tuổi và đã ly hôn vợ. hiện tại thì tôi đang có bầu được 7 tháng tôi yêu cầu anh ta phải nói gia đình anh ta lên cưới tôi để cùng chăm lo cho đứa bé .nhưng anh ta và gia đình anh ta đều im lặng. tôi hỏi anh ta thì anh ta chỉ nói sẽ có trách nhiệm và sẽ lo cho mẹ con tôi Nhưng theo tôi được biết thì anh ta đã có người yêu mới hơn một tháng rồi tôi cũng thỏa thuận với anh ta về việc cấp dưỡng cho tôi nhưng anh ta cũng không nói quan điểm rõ ràng.


Dịch vụ nổi bật