Quyền chăm nom, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1317

Thưa Luật sư, Tôi hiện nay 38 tuổi, đã ly hôn theo luật định vào tháng 07/2016 và hiện đã kết hôn với người khác. Tôi và vợ cũ có một con trai đến tháng 12/2016 tròn 07 tuổi (hiện đang là học sinh lớp 2) và cháu đang sống với mẹ.

Trước đó, tôi và mẹ cháu vẫn luôn thống nhất được việc chăm sóc, dạy dỗ con và hiểu rằng con tôi cần sự chăm sóc, dạy dỗ của cả cha và mẹ. Tuy nhiên, từ khoảng đầu tháng 11.2016 đến nay, mẹ cháu không trả lời điện thoại và tin nhắn của tôi khi tôi đề nghị được gọi điện hoặc đón cháu về như trước. Khi tiếp xúc với cháu, nhiều người thân của tôi nhận xét là cháu có thể có vấn đề về mặt tâm lý. Bản thân tôi cũng nhiều lần nghe mẹ cháu phàn nàn về việc cháu không nghe lời mẹ và yêu cầu tôi hỗ trợ dạy bảo cháu. Mẹ cháu cũng đồng ý với đề nghị của tôi về việc tìm một nơi khám tâm lý tin cậy để đưa cháu đi khám. Tôi rất lo lắng cho cuộc sống và tính cách của cháu nếu tiếp tục ở với mẹ mà thiếu sự có mặt của tôi. Xin hỏi:
1. Liệu tôi có nên yêu cầu sự can thiệp của chính quyền địa phương, tòa án nếu việc liên lạc với mẹ cháu bất thành? (Yêu cầu ai và cần thủ tục như thế nào?) 
2. Nếu có tranh chấp việc nuôi con, liệu tôi có khả năng được quyền nuôi cháu? (Tôi nghĩ cháu ở với mẹ từ nhỏ thì việc cháu sẽ theo mẹ khi được hỏi ý kiến là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tôi vẫn chu cấp hàng tháng và rất thương yêu cháu, nhưng không ở với cháu được hàng ngày) 
3. Giả sử mẹ cháu lập gia đình với người nước ngoài và muốn đem con ra nước ngoài sinh sống, nếu như tôi không đồng ý và muốn nuôi con, liệu mẹ cháu có thể thực hiện việc giả sử nêu trên không? 
Xin cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:  0948 596 388

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

1. Theo Điều 82 và 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."

Như vậy, nếu bạn gặp phải vấn đề như trên bạn nên trước hết gặp mẹ cháu, yêu cầu được thực hiện các quyền chăm sóc, thăm nom, giáo dục cháu. Nếu không được đáp ứng, bạn có thể yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết theo thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

2. Điều 84 Luật Hôn Nhân và gia đình quy định:

"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Căn cứ vào những quy định trên, bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con với lý do tại điểm b Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình: “Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.” Tuy nhiên, để xác định chính xác được điều này bạn phải đưa ra được các căn cứ chứng minh mẹ cháu không có đủ điều kiện chăm sóc cháu. Hơn nữa, bạn cũng cần lưu ý rằng luật quy định trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên, việc quyết định thay đổi hay không còn có xem  xét đến nguyện vọng của bản thân trẻ.

3. Như chúng tôi đã nêu bên trên, việc này hoàn toàn phụ thuộc vào việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của bạn có được Tòa án chấp nhận hay không. Nếu Tòa án không chấp nhận yêu cầu của bạn thì mẹ cháu vẫn có quyền được nuôi cháu.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Quyền chăm nom, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Quy định về thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Chào luật sư công ty luật Đại Kim. Mình và người yêu mình muốn đăng ký kết hôn, nhưng gia đình bên cô ấy không chấp nhận và tìm mọi cách để ngăn cản. Hiện nay người yêu mình không thể làm giấy xác nhận độc thân tại UBND xã nơi cô ấy đăng ký thường trú. Cụ thể vì những người trong ủy ban đó đều là chỗ quen biết với bố mẹ cô ấy.


Vấn đề chia tài sản chung sau ly hôn

Thưa Luật sư.Tôi có người chị đã ly hôn theo pháp luật. Tài sản chung là quyền sử dụng đất và căn nhà cấp 4 trên đất. Khi hòa giải tại Tòa án, do hai vợ chồng thỏa thuận tự phân chia, cán bộ Tòa án chỉ yêu cầu hai vợ chồng chị tôi viết bản thỏa thuận chia tài sản trước mặt cán bộ tòa án.


Quy định về trách nhiệm cấp dưỡng cho con ngoài giá thú ?

Chào luật sư. Trường hợp của tôi và bạn trai là quan hệ tự nguyện, cả 2 đều đã đủ tuổi dẫn đến có con chung. Tuy nhiên bạn trai và gia đình anh ta không đồng ý cưới tôi.


Người mẹ có được nuôi cả 2 con khi đang mang thai ?

Chào luật sư Đại Kim. Hai vợ chồng em lấy nhau hơn 4 năm, hiện em có 1 cháu 16 tháng tuổi và em đang mang thai cháu thứ 2. Nhưng do tình trạng vợ chồng em mâu thuẫn rất nhiều lần. Và đỉnh điểm là có lần em bị đánh bị thương nặng vào mặt. Em vẫn còn ảnh và hồ sơ bệnh án do bệnh viện cấp. Vậy em xin được hỏi, trong trường hợp này nếu ly hôn em có được quyền nuôi cả 2 con không ? Chân thành cảm ơn luật sư.


Giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thưa luật sư, con có vài câu hỏi về luật hôn nhân mong luật sư tư vấn giúp ạ.Năm 2013 con có kết hôn với người Trung Quốc và con có qua bên đó sống một thời gian cuộc sống hôn nhân không được trọn vẹn giữa năm 2014 con bỏ về Việt Nam trong khi đó con chưa làm được giấy thủ tục ly hôn .


Dịch vụ nổi bật