Thế nào là hôn nhân cận huyết

Cập nhật | Số lượt đọc: 1260

Chào luật sư. Tôi và người yêu của tôi yêu nhau nghiêm túc và muốn tiến tới hôn nhân. Nhưng chúng tôi có trở ngại từ bà nội người yêu tôi. Bà lại mang cùng dòng họ với tôi. Các cố, các cụ người yêu không có quan hệ ruột thịt với các cụ, các cố của tôi. Thưa luật sư, trường hợp của tôi có được xem là hôn nhân cận huyết và có kết hôn được không ? Chân thành cảm ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Hôn nhân gia và Gia đình quy định:

“Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

5. Giữa những người cùng giới tính”.

Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, một trong những hành vi bị cấm theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 trong đó việc cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời cụ thể: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"

Khoản 18 Điều 13 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích về những người có họ trong phạm vi ba đời như sau: "Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba"

Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn và người yêu nếu không rơi vào những điều cấm trên và đáp ứng được những điều khác về kết hôn thì được làm thủ tục đăng ký kết hôn.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục ly hôn sau khi hòa giải hai lần

Xin chào luật sư, em xin hỏi em làm đơn ly hôn đơn phương gửi tand huyện và tòa đã triệu tập hòa giải 2 lần. Chồng em có mặt nhưng không chịu ly hôn và chúng em đã ly thân 7 năm. Em cũng đã có con ngoài giá thú bé 2 tuổi. Em cũng có 1 con chung 15 tuổi, cháu ở với em từ nhỏ. Em và chồng không có tài sản chung.


Quyền nuôi và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong trường hợp tảo hôn

Chào luật sư, khi cặp vợ chồng có con và tiến hành kết hôn chưa đúng độ tuổi bị toà buộc phải hủy mối quan hệ vợ chồng ? Vậy đứa con sẽ do ai nuôi dưỡng, nếu mẹ nuôi dưỡng thì cha đứa bé có nghĩa vụ gì ? Và được đến thăm con thường xuyên không ? Chân thành cảm ơn luật sư.


Điều kiện về tuổi đăng kí kết hôn trong năm 2018

Chào luật sư Đại Kim. Em sinh ngày 27/7/1998, chồng em sinh ngày 10/06/1998 . Như vậy chúng em đã đủ tuổi đăng kí kết hôn chưa ? Chân thành cảm ơn luật sư.


Hướng dẫn ly hôn khi bị tra tấn tinh thần

Chào luật sư Đại Kim, văn phòng luật cho mình hỏi: nếu hai vợ chồng không ai ngoại tình, cũng không có bạo lực, mà chỉ bị tra tấn về tinh thần do gia đình nhà chồng gây ra, đến mức không thể chịu đựng thêm được, thì đơn xin đơn phương ly hôn có được tòa giải quyết không ạ ? Em xin cảm ơn.


Ly hôn khi số chứng minh thư nhân dân khác so với giấy đăng ký kết hôn ?

Chào luật sư Đại Kim. Hiện tại tôi muốn làm làm thủ tục ly hôn nhưng chưa rõ trình tự như thế nào và số chứng minh thư mới của tôi khác so với số chứng minh thư trong giấy đăng ký kết hôn thì phải làm thế nào? Mong được luật sư hướng dẫn giúp tôi. Trân trọng


Dịch vụ nổi bật