Tư vấn một số vấn đề về ly hôn

Cập nhật | Số lượt đọc: 3560
Luật Đại Kim tư vấn các vấn đề liên quan đến ly hôn, quyền nuôi con và phân chia tài sản sau khi ly hôn.

Thuận tình ly hôn cần những thủ tục gì?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào Luật sư, em mới lấy chồng và đã có 1 đứa con, vợ chồng em ly hôn vì mâu thuẫn với bên gia đình nhà chồng. Dù tụi em đã dọn ra ở riêng nhưng vì ba mẹ chồng cứ gọi kiếm chuyện này nọ làm vợ chồng em hay xích mích, cãi nhau. Tới nay thì mâu thuẫn đã đạt tới đỉnh điểm nên tụi em quyết định đi đến ly hôn. Tụi em ly hôn là cả 2 bên đều tình nguyện. Xin luật sư tư vấn cho em phải làm như thế nào? Em có tìm hiểu mẫu đơn ly hôn, thì nội dung tụi em phải ghi như thế nào? Và liệu em ra toà là toà án trên Bình Dương nơi em sinh sống hay toà án dưới quê chồng em là ở An Giang. Chồng em vẫn còn trong hộ khẩu dưới An Giang. Con của tụi em theo nguyên quán cha là ở An Giang.Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Đại Kim, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án đối với yêu cầu về hôn nhân và gia đình gồm có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định như sau:

"2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này."

Như vậy,căn cứ theo điểm b, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Vì vậy, khi làm thủ tục thuận tình ly hôn thì hai vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn TAND quận/huyện nơi đăng kí thường trú của vợ hoặc TAND quận/huyện của người chồng để giải quyết.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

1 |==========================

Tư vấn một số vấn đề về ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Kính gửi Công ty Luật Đại Kim!

Qua các thông tin tìm hiểu đại chúng, tôi được biết về Công ty Luật Đại Kim và tôi đã xem qua các vấn đề đối đáp liên quan đến hôn nhân gia đình mà bên quý Công ty đã tư vấn cho các cá nhân khác, tôi cảm thấy rất tin tưởng vào đội ngũ luật sư Đại Kim nên hôm nay, tôi gửi thư này đến văn phòng luật Đại Kim để trình bày về những thắc mắc liên quan đến việc vợ chồng ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con dưới một tuổi.

Tôi xin trình bày vấn đề thắc mắc như sau:

Chị gái tôi kết hôn vào tháng 5 năm 2015 và sinh con – là một bé trai vào tháng 1 năm 2016. Chồng chị hiện tại đang làm việc trong cơ quan nhà nước. Hai vợ chồng chị kết hôn rồi chuyển về sống tại nhà riêng của anh rể (nhà do bố mẹ chồng đứng tên). Trong khoảng thời gian sinh sống, vợ chồng chị phát sinh mâu thuẫn, gia đình không hạnh phúc. Cụ thể là, trong cuộc sống vợ chồng hàng ngày thường xảy ra cải vã, anh rể có những lời nói xúc phạm nặng nề tới chị gái tôi, không quan tâm chăm sóc sức khỏe của chị,…Trong không khí cuộc sống hôn nhân nặng nề, chị gái tôi cảm thấy ảnh hưởng đến tinh thần cuộc sống, không thể tiếp tục chịu đựng nên đã quyết định mang con về nhà bố mẹ ruột và suy nghĩ đến vấn đề ly hôn.

Hiện tại chị tôi không có công việc ổn định, ở nhà nuôi con nhỏ, chị tôi đã tốt nghiệp đại học, có trình độ tiếng anh, trước kia từng đi dạy tiếng anh ở trung tâm, tinh thần và sức khỏe tốt. Gia đình tôi có 2 chị em gái cùng con trai của chị gái và bố mẹ đang sinh sống. Bố mẹ tôi và tôi đều có công việc, đồng thời bố mẹ tôi cũng có tài khoản tiết kiệm riêng. Môi trường sống xung quanh tốt, thuận tiện, nếp sống gia đình tốt.

Tôi muốn hỏi là khi chị tôi ly hôn khả năng giành quyền nuôi con là bao nhiêu phần trăm? Chị tôi chưa có công việc, khả năng tự chủ về tài chính chưa có thì có ảnh hưởng đến quyền nuôi con hay không? Đồng thời gia đình chúng tôi e ngại về phía chồng chị tôi, anh ấy làm trong nhà nước, có mối quan hệ quen biết rộng rãi, nếu bên anh ấy có nhờ vả thì bên chị tôi có bất lợi như thế nào? Bên gia đình chồng của chị gái tôi có khả năng tài chính tốt, gia đình có nếp sống tốt.

Để giải quyết vấn đề khả năng tự chủ tài chính của chị gái tôi khi ra tòa tranh chấp quyền nuôi con, gia đình tôi có phương hướng giải quyết là bố mẹ tôi sẽ chuyển cho chị tôi khoảng 500 triệu lập một sổ tiết kiệm đứng tên chị gái tôi. Tôi muốn hỏi là nếu làm như vậy có đủ đảm bảo pháp lý chưa? Và thủ thục như thế nào?

Về thủ tục làm hồ sơ đơn phương xin ly hôn, tôi có xem qua phải có chứng minh thư photo công chứng của chồng. Nhưng nếu chị tôi không có chứng minh thư photo công chứng của chồng (chồng không đưa) vậy có làm thủ tục ly hôn được không?

Rất mong Văn phòng luật Gia Minh sẽ giải đáp thắc mắc ccuar tôi sớm nhất có thể. Xin chân thành cảm ơn!

Tôi mong rằng sẽ nhận được phương án giải quyết sớm từ Gia Minh. Xin chân thành cảm ơn! 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Đại Kim, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:

Về vấn đề giành quyền nuôi con, khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau :” Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy, trong trường hợp này con của chị gái bạn chưa đủ 36 tháng tuổi nên theo nguyên tắc sẽ giao cho chị bạn trực tiếp nuôi trừ trường hợp em chị không đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, gáo dục con. Những điều kiện đó bao gồm:

- Về điều kiện kinh tế: Đây là điều kiện đầu tiên mà Tòa án yêu cầu. Việc này quyết định xem chị bạn có khả năng để chăm sóc con không, có đảm bảo các như cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con không. Khả năng kinh tế dựa vào nguồn thu nhập, khả năng tài chính sẵn có của cha và mẹ. Đánh giá tài chính - kinh tế thông qua việc làm hiện tại, gia cảnh, thu nhập hàng tháng... Nên khi ra Tòa để giành được quyền nuôi hai con chị bạn cần chứng minh được mình có thu nhập ổn định hàng tháng đủ để nuôi hai con.

- Về thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm gắn kết giữa cha mẹ với con cái. Và các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức, cách thức giáo dục mà bố mẹ có được cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc giành quyền nuôi con.

Hiện nay, chị gái bạn chưa có việc làm ổn định nên rất khó chứng minh đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Về dự định bố mẹ tặng cho tiền:

Điều 457 Bộ luật dân sự về hợp đồng tặng cho tài sản quy định như sau:"Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận." Như vậy, tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng, không bị chia khi ly hôn và có thể lấy làm căn cứ chứng minh khả năng kinh tế. Tuy nhiên khi tặng cho gia đình cần lưu ý việc cho tiền phải được lập giấy tặng cho riêng chị gái và nên chuyển tiền qua ngân hàng, mục đích chuyển khoản cũng cần ghi rõ để tặng cho riêng con gái để khi ly hôn chị gái có bằng chứng về việc giao dịch được tặng cho riêng. 

Về bản sao có chứng thực CMND của chồng, giấy tờ này có thể bổ sung sau nhưng các giấy tờ còn lại là bắt buộc.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, anh/chị có thể tham khảo thêm qua Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh/chị.

 

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Sang tên quyền sử dụng đất sau khi ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi có một mảnh đất trước khi kết hôn, nhưng sau khi ly hôn quyết định của tòa án về tài sản hai bên tự thỏa thuận nhưng bây giờ tôi muốn đính chính lại QSDĐ nơi cấp QSDĐ yêu cầu có bản cam kết tài sản riêng nhưng vợ đã ly hôn không chịu kí vào bản cam kết tài sản riêng, tôi có thể khởi kiện ra tòa được không được không?


Tài khoản ngân hàng đứng tên một người có thể bị yêu cầu chia khi ly hôn?

Tài khoản ngân hàng đứng tên một người có thể bị yêu cầu chia khi ly hôn? Nghĩa vụ trả nợ chung của vợ chồng khi đã ly hôn; Quy định pháp luật về tài sản chung của vợ chồng


Dịch vụ nổi bật