Việc ly hôn và chia tài sản chung khi chồng hăm dọa giết gia đình vợ ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1977

Kính chào công ty luật Đại Kim!!! Tôi muốn nhờ công ty tư vấn giúp tôi nếu ly hôn thì tài sản sẽ phân chia như thế nào ? Tôi kết hôn từ năm 1989, chồng tôi ở rể tại gia đình tôi. Khi về ở rể chồng tôi không có tài sản gì, vì bố mẹ tôi không có con trai nên vợ chồng tôi về ở cùng.

Từ năm 2003-2013, tôi đi xuất khẩu lao động, mọi chi phí ăn học của các con, sinh hoạt trong gia đình đều do tôi gửi về. Sau đó tôi có mua 1 mảnh đất và tên trên sổ đỏ là tên tôi. Cách đây 3 tháng trước khi qua đời mẹ đẻ tôi đã sang tên sổ đỏ mảnh đất gia đình tôi đang sinh sống cho tôi. Ngoài ra chúng tôi không có tài sản gì đáng kể. Hiện tôi có 2 người con cũng đang xuất khẩu lao động, chồng tôi nghe kẻ xấu xúi bẩy, giờ chỉ ăn chơi không chịu lao động, lúc nào cũng đòi dựa dẫm vào tiền con tôi gửi về. Càng ngày tôi càng không chịu được lối sống đó của chồng nên muốn ly hôn. Khi tôi nói ra thì chồng tôi liên tục chửi bới, xúc phạm tôi. Anh ta liên tục hăm doạ nếu tôi ly hôn sẽ dùng xăng và mìn giết cả gia đình tôi. Hiện tôi rất hoang mang. Kính mong quý công ty tư vấn giúp tôi nếu ly hôn trong trường hợp trên tài sản chúng tôi sẽ phân chia ra sao ? Việc chồng tôi liên tục hăm doạ xúc phạm tôi có bị xử lý không ? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự giúp đỡ!!!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:  

- Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội;

- Bộ Luật Hình sự 1999.

2. Luật sư tư vấn:

Về chia tài sản:

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 quy định về tài chung vợ chồng như sau:
"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."
Điều 59 Luật hôn nhân gia đình quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn. Theo đó, tài sản của vợ chồng được chia theo thỏa thuận nếu các bên thỏa thuận được, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Khoản 2, 3, 4 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình quy định: 

"2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác."

Điều 61 Luật hôn nhân gia đình quy định về chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình:

"1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này."

Điều 62 Luật hôn nhân gia đình quy định về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn:

"1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này."

Trong trường hợp của bạn, mảnh đất mà gia đình bạn đang sinh sống bạn có được cho nhận thừa kế của mẹ, đây được xem là tài sản của riêng bạn. Mảnh đất mà bạn mua trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung vợ chồng, do đó nếu bạn và chồng không tự thỏa thuận chia được sẽ chia theo những quy định trên.

- Việc chồng bạn liên tục xúc phạm và hăm doạ giết cả gia đình:

Điều 103 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội đe dọa giết người như sau: 

"1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác."
Như vậy, với việc liên tục chửi bới, xúc phạm và  liên tục hăm doạ sẽ dùng xăng và mìn giết cả gia đình của chồng bạn thì anh ta có thể phải bị phạt vi phạm hành chính nếu bạn có căn cứ chính đáng cho hành vi đe dọa này cảu chồn. Việc truy tố trách nhiệm hình sự tại thời điểm này là chưa đủ căn cứ.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Xin tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Giải quyết yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung

Kính thưa luật sư. Con có một người bạn tên là T, kết hôn với vợ năm 2015, hiện tại vợ T mới sinh em bé được 3 tháng. Lúc vợ T đang mang thai, bên nhà mẹ vợ nói với bên nhà T là khi vợ T sinh em bé thì cho về bên nhà mẹ ruột ở, đến đầy tháng thì về nhà T ở, nhà T đồng ý.


Thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn

Chào luật sư, em đã nộp đơn ra tòa (đơn thuận tình) và tòa án đã gọi ra làm việc một lần. Tuy nhiên, chồng lại không ra làm việc ở tòa lần 1. Tòa án có hẹn sẽ thông báo và gọi làm việc vào ngày khác.


Quy định ly hôn tại nơi đăng ký tạm trú

Chào luật sư, tôi có được ly hôn ở nơi tạm trú không ? nếu được thì cần những giấy tờ và điều kiện gì ? tôi chân thành cảm ơn !


Tư vấn ly hôn khi chồng không lo cho cuộc sống gia đình

Kính chào luật sư, Hiện tại tôi đang bế tắc về cuộc sống của mình. tôi muốn được tư vấn về vấn đề ly hôn cụ thể như sau ạ. tôi lập gia đình đầu năm 2009. trong khoảng thời gian chung sống vợ chồng tôi vẫn hay thường xuyên cãi cọ nguyên nhân chính là chồng tôi thường rượu chè quà quán không cùng tôi lo cho gia đình.


Tư vấn điều kiện và thủ tục đăng ký Kết hôn tại Nhật Bản đối với người lao động Việt Nam ?

Kính thưa luật sư thưa luật sư hiện tại e có một số thắc mắc xin luật sư giải đáp giúp e. Điều kiện để làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Nhật Bản của 1 người Việt Nam lao động ở Nhật Bản với 1 người Việt Nam cùng lao động ở Nhật Bản là gì ạ ?


Dịch vụ nổi bật