Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án theo Luật tố tụng dân sự 2015

Cập nhật | Số lượt đọc: 2162

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án theo quy định, hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Theo Bộ luật TTDS 2015 thì chánh án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức công tác giải quyết vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

b) Quyết định phân công Thẩm phán thụ lý vụ việc dân sự, Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự; quyết định phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này;

c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;

d) Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa;

đ) Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật này;

g) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Bộ luật này hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

h) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này;

i) Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật;

k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, trừ quyền kháng nghị quy định tại điểm g khoản 1 Điều này. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm.

Trân trọng!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015


Trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng theo Bộ luật TTDS 2015

Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015


Vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự?

Vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015


Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015


Quy định về Đương sự trong vụ việc dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Đương sự trong vụ việc dân sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015


Dịch vụ nổi bật