Quy định về hoà giải tranh chấp đất đai

Cập nhật | Số lượt đọc: 1915

Hoà giải tranh chấp đất đai được quy định, hướng dẫn về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải cơ sở, thời hạn giải quyết và các vấn đề liên quan như sau:

Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại điều 202 – Luật Đất đai 2013, điều 88 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

Thứ nhất, thời hạn hòa giải: được pháp luật quy định là 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. 

Thứ hai, trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện hòa giải:

-Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

-Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

-Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành.

Trách nhiệm của UBND xã được quy định 1 cách cụ thể trong điều 88 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP . Như vậy thuận tiện trong việc xác định nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

Thứ tư, bổ sung quy định sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Thứ năm, bổ sung quy định trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải, thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

P. Luật sư Đất đai - Công ty Luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Nội dung bao gồm thông tin về các bên trong hợp đồng, thông tin về đất chuyển nhượng, diện tích, giá cả...như sau:


Mẫu hợp đồng thuê lại đất

Mẫu hợp đồng cho thuê lại đất


Mẫu Phiếu cung cấp thông tin địa chính

Mẫu Phiếu cung cấp thông tin địa chính:


Mẫu Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất

Mẫu Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất 


Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư

Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư (gồm chuyển mục đích đất trồng lúa, đất có rừng đặc dụng, phòng hộ; điều kiện về năng lực tài chính; điều kiện giao đất đối với các xã đảo, biên giới) được quy định tại Điều 58 Luật đất đai; Điều 13, Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP


Dịch vụ nổi bật