Quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại

Cập nhật | Số lượt đọc: 1331

Theo quy định tại Luật trọng tài hương mại 2010 thì Thẩm quyền của trọng tài thương mại được hướng dẫn và quy định như sau:

Một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi có các điều kiện sau:

Thứ nhất, theo quy định tại điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, thì tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; hoặc các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Như vậy, chỉ các tranh chấp xảy ra trong các trường hợp nêu trên mới thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Do đó có thể thấy, điều kiện để một vụ tranh chấp được giải quyết bằng hình thức trọng tài thương mại chính là sự thỏa thuận của các bên, trọng tài thương mại chỉ có thể giải quyết các tranh chấp thương mại nếu các bên có tranh chấp thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này không thuộc vào các trường hợp vô hiệu theo quy định tại điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Như vậy, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nào được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các bên (trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại), trừ trường hợp pháp luật quy định khác và các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Mặt khác, theo quy định tại điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Do đó, Khi các bên đã thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, họ trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đó của tòa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy thỏa thuận trọng tài.

Trân trọng!

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ Là hình thức cho vay tiền đòi hỏi người vay phải có tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng cầm đồ. Người vay tiền có tài sản cầm cố gọi là Bên cầm đồ; người cho vay tiền nhận tài sản cầm cố gọi là Bên nhận cầm đồ.


Xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử

Xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Điều 78 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, nội dung như sau


Quy chế Hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng


Xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy

Mức xử phạt hành chính về phòng cháy và chữa cháy được quy định cụ thể tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:


Các hình thức đấu thầu trong nước

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu


Dịch vụ nổi bật