Hoãn chấp hành và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1085

Hoãn chấp hành và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được quy định, hướng dẫn tại điều 67,68 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

Hoãn chấp hành hình phạt tù

1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

Trân trọng!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Xóa án tích theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015

Xóa án tích được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:


Tội đánh tháo người bị giam giữ-người đang bị dẫn giải-người đang bị xét xử

Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử là hành vi giải thoát cho người đang bị giam, dẫn giải hoặc đang bị xét xử khỏi nơi giam, giữ, nơi xét xử hoặc khỏi sự quản lý của người dẫn giải một cách trái phép.


Tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm

Tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm được quy định, hướng dẫn tại Điều 389, điều 390 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:


Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

Đây là hành vi của một người tuy thấy trước hành vi đó của mình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, nhưng cho rằng thiệt hại đó không xảy ra


Tội không tố giác tội phạm

Tội không tố giác tội phạm được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, cấu thành tội phạm và khung hình phạt, cụ thể như sau:


Dịch vụ nổi bật