Thủ tục mời luật sư bảo chữa

Cập nhật | Số lượt đọc: 1469

Thủ tục mời luật sư/người bào chữa theo quy định tại thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

Căn cứ theo quy định tại điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì: 

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Theo quy định tại điểm c, điều 4, thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
 
c) Trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhờ người bào chữa là luật sư thì Điều tra viên hướng dẫn họ viết giấy yêu cầu luật sư, nếu yêu cầu đích danh luật sư bào chữa (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) thì trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ, Cơ quan Điều tra có trách nhiệm gửi giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can cho luật sư mà họ nhờ bào chữa bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh; trường hợp người bị tạm giữ, bị can viết giấy nhờ người thân (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) liên hệ nhờ luật sư bào chữa cho họ thì trong thời gian hạn 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi người bị tạm giữ, bị can có giấy nhờ người thân, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó cho người thân của người bị tạm giữ, bị can bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.
 
Đồng thời, theo quy định tại điều 5, thông tư 70/2011/TT-BCA thì luật sư đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa và tham gia tố tụng phải có đủ các giấy tờ sau đây:
 
a) Thẻ luật sư ( bản sao có chứng thực);
 
b) Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can; giấy yêu cầu luật sư của người thân người bị tạm giữ, bị can (đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa); hoặc giấy yêu cầu luật sư của người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can (đối với người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất);
 
c) Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn luật sư ( đối với trường hợp hành nghề với tư cách cá nhân);
 
d) Văn bản phân công của đoàn luật sư đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
 
Việc cấp giấy chứng nhận bào chữa được thực hiện trong thời hạn sau (khoản 4, điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự):
 
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
 
Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
 
Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa, người bào chữa có thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, người liên quan…

Trân trọng!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Tư vấn về bồi thường tai nạn xe máy

Xin chào Quý anh/chị - Công Ty Luật Đại Kim..Tôi ở Kiên Giang, có một việc muốn nhờ Quý anh/chị tư vấn giúp như sau:Lúc 19h30' tôi có điều khiển xe máy, lưu thông trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo (không uống rượu, không lạng lách, không phóng nhanh vượt ẩu, không giành đường...) và đi đúng phần đường bên phải của mình.


Phát hiện tội mới trong thời gian chấp hành án treo bản án cũ

Tôi đang tìm hiểu về án treo và có 1 số thắc mắc như sau: 1 người bị tuyên bản án 1 năm tù với tội trộm cắp tài sản và được hưởng án treo với thử thách 2 năm. Sau khi thử thách được 1 năm thì phát hiện đã phạm 1 tội trước khi có bản án treo. Vậy người này có đc hưởng án treo lần nữa không?


Không áp dụng hình phạt tử hình trong trường hợp nào?

Bộ luật hình sự quy định Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình trong những trường hợp sau đây.


Kháng cáo và thời hạn kháng cáo

Quy định về kháng cáo theo bộ luật tố tụng hình sự 2015


Luật sư tranh tụng trong vụ án hình sự

Tư vấn luật Hình sự miễn phí gọi 0948 596 388 - Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại


Dịch vụ nổi bật