Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện-tiến bộ

Cập nhật | Số lượt đọc: 1344

Đây là hành vi cưỡng ép, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

 

I. Các dấu hiệu của tội phạm

 

1. Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên

 

2. Khách thể

 

Đối tượng tác động của tội phạm là sự tự nguyện của nam nữ khi kết hôn và việc duy trì hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo luật hôn nhân và gia đình.

 

3. Mặt khách quan của tội phạm

 

- Hành vi:

 

+) Cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ bằng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác. Hành hạ người khác là đối xử tàn ác với người khác (thường với những người lệ thuộc mình) một cách có hệ thống gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người bị hành hạ. Ngược đãi là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải, đạo đức của người lớn trong gia đình (ông bà, cha mẹ) với con cháu. Cưỡng ép là cưỡng bức và ép buộc người khác phải làm theo ý mình.

 

+) Cản trở người khác kết hôn là ngăn cấm không chon am và nữ kết hôn với nhau mặc dù họ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.  Hành vi này có thể kết hợp với thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần.

 

+) Cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ là tìm mọi cách chấm dứt quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đang tồn tại.

 

Lưu ý: Các hành vi trên phải đáp ứng điều kiện là đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới có thể cấu thành tội phạm.

 

- Hậu quả (dấu hiệu không bắt buộc)

 

+) Làm cho việc kết hôn trái với sự tự nguyện của một bên hoặc cả hai bên nam nữ;

 

+) Làm cho việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ không thực hiện được

 

+) Làm cho quan hệ hôn nhân tự nguyện không được duy trì, tan vỡ

 

+) Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích

 

+) Gây ra dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến chính sách của Đảng và Nhà nước về các quyền của công dân, nhất là đối với chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

 

4. Mặt chủ quan của tội phạm

 

- Lỗi cố ý

 

- Mục đích (dấu hiệu bắt buộc): mong muốn hậu quả xảy ra

 

II. Hình phạt

 

Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm

 

Trân trọng!

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Vi phạm chế độ một vợ - một chồng phạm tội gì?

Đây là hành vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vơ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng.


Tổ chức tảo hôn - tảo hôn phạm tội gì?

Đây là hành vi tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn, cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ đó và đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.


Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật

Đây là hành vi có trách nhiệm của người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký kết hôn không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.


Quy định về tội loạn luân

Đây là hành vi của một người đã giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ (cha, mẹ với con cái, ông, bà với cháu), với anh, chị, em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.


Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015

Đây là hành vi đối xử tàn ác, trái đạo đức với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Tội danh này được quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:


Dịch vụ nổi bật