Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Cập nhật | Số lượt đọc: 1206

Đây là hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng của mình

 

I. Các dấu hiệu của tội phạm

 

1. Chủ thể

 

Người từ đủ 16 tuổi trở lên có trách nhiệm cấp dưỡng và đủ khả năng cấp dưỡng theo quy định của pháp luật (không phải chủ thể đặc biệt)

 

2. Khách thể

 

Quan hệ cấp dưỡng

 

3. Mặt khách quan của tội phạm

 

- Hành vi từ chối (không chịu nhận) nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc trốn tránh (bỏ trốn, giấu địa chỉ, tìm lý do thoái thác) nghĩa vụ cấp dưỡng trong khi có trách nhiệm và đủ khả năng cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Nếu hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng mà người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì vẫn có thể cấu thành tội phạm.

 

- Hậu quả: thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe (21% trở lên), tinh thần, tài sản (từ 50 triệu đồng trở lên) của người bị hại; gây dư luận cấu trong xã hội về văn hóa, đạo đức…

 

4. Mặt chủ quan của tội phạm

 

- Lỗi cố ý

 

- Mục đích (không bắt buộc): không phải cấp dưỡng cho người khác

 

II. Hình phạt 

 

Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

 

Trân trọng!

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Mẫu đơn xin miễn trách nhiệm hình sự

Luật Đại Kim hướng dẫn viết đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự để Quý khách hàng tham khảo, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua Email hoặc điện thoại


Mức xử phạt vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Mức xử phạt vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội được quy định cụ thể tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:


Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật

Đơn đề nghị giám định thương tật gồm các thông tin về người đề nghị, đơn vị giám định, yêu cầu giám định và các nội dung khác như mẫu sau đây:


Hướng dẫn, quy định về đặc xá năm 2015

Thực hiện Quyết định số 1366/2015/QĐ-CTN ngày 10/7/2015 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2015, Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương đã có văn bản hướng dẫn như sau:


Điều kiện được đề nghị đặc xá năm 2015

Điều kiện được đề nghị xét đặc xá năm 2015 được quy định, hướng dẫn chi tiết gồm các chỉ tiêu, thông tin, tội danh và các vấn đề khác liên quan như sau:


Dịch vụ nổi bật