Nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn theo Luật hôn nhân và đình 2014

Cập nhật | Số lượt đọc: 1395

Nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam


Câu hỏi:

Năm nay mình 47 tuổi, vợ 45 tuổi  có 2 con ( 1 trai, 1 gái đã học đại học). Tuy nhiên mới đây mình nhận ra cả 2 con đều không phải con của mình. Nếu ly dị thì việc chia tài sản sẽ thực hiện thế nào? Nhà cửa, đất đai do Tôi mua nhưng mang tên vợ trong thời gian đã kết hôn.Chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Đại Kim, để giải đáp thắc mắc của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.
 
Như vậy, tài sản vợ chồng sau khi ly hôn được chia như sau:

  • Trước hết dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên

  • Trong trường hợp không  thỏa thuận được thì: Đối với tài sản riêng của ai thì sẽ thuộc về người đó; Đối với tài sản chung thì thông thường sẽ được chia đôi.

 
Thứ hai, Quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân thuộc tài sản nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì: “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Như vậy, trong trường hợp của bạn quyền sử dụng đất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân do bạn mua nhưng không phải giao dịch bằng tài sản riêng nên tài sản này là tài sản chung của vợ chồng. Tuy vợ bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn xác định đây là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, việc chia tài sản này cũng áp dụng nguyên tắc như Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình như trên.

Trân trọng!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ, chồng sau khi ly hôn?

Câu hỏi tư vấn: Hôm nay Tôi đã ra tòa, cả 2 đồng ý ly hôn nhưng còn liên quan đến tài sản chưa thỏa thuận được, tại tòa thảm phán nói là tách riêng tranh chấp tài sản, tạm thời giải quyết ly hôn trước, tôi cũng đã đồng ý ký vào biên bản ly hôn, phần tài sản ghi không nhờ tòa giải quyết. Và chờ 7 ngày nếu không có kháng lại thì tòa ký quyết định cho ly hôn.


Chồng được thừa kế riêng khi ly hôn có phải chia cho vợ không?

Câu hỏi:

Kính gửi Quý Công ty, Em trai tôi lấy vợ năm 2005. Đến năm 2016, em tôi được thừa kế một ngôi nhà do mẹ tôi làm di chúc để lại. Mẹ tôi đã sang tên sổ đỏ cho một mình em trai tôi đứng tên. Đến nay hai vợ chồng em tôi muốn ly hôn. Tôi muốn hỏi, ngôi nhà mà em tôi đứng tên đấy có thuộc là tài sản chung của hai vợ chồng và có phải phân chia tài sản khi ly hôn không? Tôi xin chân thành cảm ơn!


Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án Hôn nhân gia đình

Thủ tục khởi kiện vụ án về Hôn nhân gia đình được hướng dẫn, tư vấn tại Luật Đại Kim bao gồm các bước và nội dung cụ thể như sau:


Mẫu đơn thuận tình ly hôn

Mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất - Nội dung bao gồm thông tin về vợ/chồng, lý do xin ly hôn, các vấn đề về tài sản, con chung, thỏa thuận sau ly hôn như sau:


Mẫu đơn xin ly hôn

Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất áp dụng năm 2017 bao gồm thông tin về vợ/chồng, lý do xin ly hôn - ly thân, các vấn đề về tài sản, con chung, nợ chung... như sau:


Dịch vụ nổi bật