Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi

Cập nhật | Số lượt đọc: 4457

Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi

Mục đích nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi

Theo quy định tại Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi thì : “Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”.

Như vậy, đối với con nuôi cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ như các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con đẻ.

Các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ được quy định cụ thể trong Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, theo đó cha mẹ có quyền và nghĩa vụ:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Trong quy định của Luật còn thể hiện cụ thể việc cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục con; đại diện cho con; bồi thường thiệt hại do con gây ra.

Trân trọng!

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Quan hệ tài sản chung - tài sản riêng của vợ chồng

Quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam


Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được hiểu như thế nào? Các vấn đề về kết hôn cũng như ly hôn có yếu tố nước ngoài được pháp luật quy định ra sao? Những vấn đề này sẽ được tìm hiểu cụ thể dưới đây:


Các vấn đề về ly hôn theo quy định pháp luật

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng. Các vấn đề về ly hôn sẽ được Luật Đại Kim đề cập đến sau đây:


Giải thích từ ngữ trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Giải thích các từ ngữ chuyên môn được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014


Tư vấn thủ tục cải chính giấy khai sinh

Trình tự, thủ tục cải chính giấy khai sinh theo quy định của pháp luật Việt Nam


Dịch vụ nổi bật