Thủ tục - hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Cập nhật | Số lượt đọc: 1254

Mục đích nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.


Trình tự thủ tục, hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại  Sở Tư pháp

Thành phần hồ sơ:

I. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi:

1. Hồ sơ được lập thành 02 bộ, gồm những giấy tờ sau:

1.1. Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu quy định).

1.2. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

1.3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.

1.4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình.

1.5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.

1.6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.

1.7. Phiếu lý lịch tư pháp.

1.8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

1.9. 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi.

Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm 1.2 đến 1.8 do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

2. Tùy từng trường hợp, người xin nhận con nuôi còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:

2.1. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.

2.2. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

2.3. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.

2.4. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.

2.5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

II. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi:

Hồ sơ được lập thành 03 bộ, gồm những giấy tờ sau:

1. Giấy khai sinh;

2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

4. Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

5. Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

6. Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; (trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

7. Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhưng không thành (theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi).

Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

Thời hạn giải quyết: Pháp luật không quy định tổng thời gian giải quyết

Lệ phí: 

- 9.000.000 đồng/ 01 trường hợp

- Giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

- Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi, thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.

- Người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài: 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) khi người đó đồng ý nhận trẻ em Việt Nam được giới thiệu làm con nuôi. Chi phí nêu trên được miễn trong trường hợp nhận trẻ em bệnh hiểm nghèo, trẻ em khuyết tật làm con nuôi.

 

 

Trân trọng !

 

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng

Việc xác nhận mâu thuẫn vợ chồng cần thể hiện rõ về đối tượng mâu thuẫn, tình cảm mâu thuẫn, con chung, tài sản chung... và được UBND xã/phường xác nhận, cụ thể như sau:


Quy định về ly hôn và nuôi con sau ly hôn

Quy định pháp luật về ly hôn bao gồm quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn, vấn đề hòa giải cơ sở, thụ lý đơn và hòa giải tại tòa án, các căn cứ xét ly hôn, các vấn đề về thuận tình ly hôn, ly hôn theo yêu cầu của một bên, các vấn đề về thăm nom, chăm sóc, cấp dưỡng con cái sau ly hôn và các vấn đề khác liên quan, cụ thể như sau:


Chia tài sản là quyền sử dụng đất sau ly hôn

Phân chia tài sản là quyền sử dụng đất, nhà thuộc quyền sở hữu của vợ chồng sau ly hôn bao gồm các nội dung cụ thể như sau:


Mẫu tờ khai đăng ký lại việc kết hôn

Đối với trường hợp phải đăng ký lại việc kết hôn thì việc đăng ký lại có thể thực hiện kê khai để tiến hành thủ tục đăng ký theo mẫu sau đây:


Mẫu đề nghị thay đổi người nuôi con sau ly hôn

Nội dung trong đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn bao gồm thông tin về vợ/chồng, lý do yêu cầu thay đổi người nuôi con... cụ thể như sau:


Dịch vụ nổi bật