Thủ tục thông báo có quốc tịch nước ngoài

Cập nhật | Số lượt đọc: 1416

Thủ tục thông báo khi có quốc tịch nước ngoài. Khi có quốc tịch nước ngoài có phải thông báo không? Thủ tục thông báo như thế nào?

 

Trong những trường hợp nhất định, phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc có quốc tịch nước ngoài.

Vậy, Thủ tục thông báo có quốc tịch nước ngoài như thế nào? Công ty Luật Dương gia xin cung cấp thông tin về vấn đề này như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008

- Nghi định 78/2009/NĐ-CP  Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

-Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA Hướng dẫn thi hành  Nghi định 78/2009/NĐ-CP  ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư 08/2010/TT-BTP hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.

2. Điều kiện thực hiện:

- Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài và chưa mất quốc tịch Việt Nam, thì vẫn có quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày có quốc tịch nước ngoài, Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc cha mẹ, người giám hộ của người đó, phải thông báo việc họ có quốc tịch nước ngoài, nếu ở ngoài nước phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam có thẩm quyền; nếu ở trong nước phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

3. Hồ sơ thủ tục:

- Thông báo có quốc tịch nước ngoài, TP/QT- 2010- TBCQTNN.

4. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Người có yêu cầu thông báo nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Tư pháp. 

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra, xem xét hồ sơ:

+ Trường hợp không đúng thẩm quyền thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho đương sự;

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận, lập phiếu hẹn ngày trả kết quả (Đối với những việc không giải quyết ngay trong ngày).

- Bước 3: Sở Tư pháp ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh trước đây, nếu việc đăng ký khai sinh trước đây đã được thực hiện tại Sở Tư pháp. Việc xác định nơi đăng ký khai sinh trước đây được căn cứ vào khai báo của đương sự trong văn bản thông báo.

Trường hợp việc đăng ký khai sinh trước đây được thực hiện tại nơi khác, thì phải có văn bản thông báo cho Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nơi trước đây đương sự đã đăng ký khai sinh để thực hiện ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh. Nếu việc đăng ký khai sinh trước đây thực hiện tại UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã, thì sau khi tiếp nhận thông báo, Sở Tư pháp thông báo tiếp cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh.

Trong trường hợp nhận được thông báo về việc có quốc tịch nước ngoài của công dân mà cơ quan đã đăng ký khai sinh không còn lưu được Sổ đăng ký khai sinh trước đây, thì Sở Tư pháp thông báo lại cho Bộ Tư pháp.

Bước 4: Người có yêu cầu nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Tư pháp.

5. Thẩm quyền giải quyết: 

- Sở Tư pháp.

6. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo có quốc tịch nước ngoài.

7. Lệ phí (nếu có ): Không.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Đại Kim về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email -tuvanluat@luatdaikim.com hoặc gọi điện đến Hotline - 0948 596 388 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng. !

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế

Trình tự, thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi thực tế quy định như thế nào theo pháp luật Việt Nam ?


Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới

Trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam


Thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước

Trình tự, thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam


Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước

Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi trực tiếp tại UBND cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú


Thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước

Trình tự, thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam


Dịch vụ nổi bật