Quy định về chế độ nghỉ thai sản

Cập nhật | Số lượt đọc: 1356

Chế độ nghỉ thai sản được pháp luật quy định nhằm bảo đảm thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh


1. Đối tượng áp dụng chế độ nghỉ thai sản

Đối tượng áp dụng là lao động nữ, được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Luật Bảo bảo hiểm xã hội năm 2006. Cụ thể:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ nghỉ thai sản được quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006. Theo đó, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Người lao động nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi;

- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

Một điều lưu ý là đối với trường hợp lao động nữ mang thai và người lao động nhận nuôi con nuôi phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Những quy định của pháp luật không chỉ giúp cho người lao động được nghỉ việc để thực hiện chức năng làm mẹ mà còn chú trọng đến sự bảo toàn và phát triển về tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội, tạo sự cân bằng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

3. Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản

Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản được quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động năm 2013; Điều 29 đến Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006; được hướng dẫn chi tiết tại Công văn 1477 BHXH-CSXH năm 2013. Cụ thể như sau:

* Thời gian nghỉ khám thai:

- Được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.  

- Thời gian nghỉ: Tối đa 5 lần trong một thai kỳ. Mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày.

* Thời gian nghỉ khi bị sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu:

- Được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Thời gian nghỉ:

+ Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng.

+ Nghỉ 20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

+ Nghỉ 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng.

+ Nghỉ 50 ngày nếu thai trên 6 tháng.

* Thời gian khi sinh con:

- Được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Thời gian nghỉ: Trong mọi trường hợp, thời gian nghỉ không vượt quá thời gian nghỉ sinh con theo quy định. Cụ thể:

+ Nghỉ 4 tháng, nếu làm việc trong điều kiện bình thường;

+ Nghỉ 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo Danh mục); làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; nữ quân nhân, nữ CAND;

+ Nghỉ 6 tháng đối với người tàn tật có tỷ lệ suy giảm sức khỏe từ 21% trở lên.

+ Trong trường hợp sinh đôi: Từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày.

+ Trường hợp sau khi sinh, con chết: Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết  dưới 60 ngày tuổi; Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.Trong mọi trường hợp, thời gian nghỉ không vượt quá thời gian nghỉ sinh con theo quy định.

+ Trường hợp sau khi sinh, mẹ chết thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.

* Thời gian khi nhận nuôi con nuôi:

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ tháng tuổi.

- Số ngày nghỉ tính từ ngày có quyết định nhận nuôi con của cấp thẩm quyền cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.

* Thời gian nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:

- Được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Thời gian nghỉ: Khi đặt vòng: nghỉ 7 ngày; khi áp dụng biện pháp triệt sản (cả nam và nữ): nghỉ 15 ngày.

4. Mức hưởng chế độ nghỉ thai sản

- Mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

5. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

* Điều kiện lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:

- Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;

- Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;

- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

* Quyền lợi được hưởng:

- Được hưởng tiền lương, tiền công những ngày đi làm việc sớm;

- Được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định.

6. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

Được quy định tại  Điều 37 Luật Bảo hiểm Xã hội, Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, khoản 3 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 bổ sung điểm 10 mục II phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH.

* Điều kiện: Nếu sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

* Thời gian nghỉ:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

+ Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

*Mức hưởng:

+ Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

+ Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hối sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và tiền ở.

Thời hạn nghỉ dưỡng sức trong vòng 60 ngày kể từ ngày hết hạn nghỉ thai sản.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục giám định lại thương tật và điều chỉnh chế độ

Thủ tục giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ, quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội nội dung như sau:


Tư vấn thủ tục đăng ký hoạt động dạy nghề

Thủ tục đăng ký hoạt động dạy nghề được quy định tại Thông tư 29/2011/TT-BLĐTBXH về hoạt động dạy nghề, nội dung cụ thể như sau:


Xác định điều kiện khởi kiện vụ án về tranh chấp lao động

Điều kiện khởi kiện và thụ lý vụ án về tranh chấp lao động được hướng dẫn và quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động 2012 như sau:


Mẫu Phiếu điều chỉnh bảo hiểm

Mẫu Phiếu điều chỉnh bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 02 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nội dung cụ thể như đính kèm trên đây:


Mẫu khai báo tai nạn lao động

Mẫu khai báo tai nạn lao động Ban hành kèm theo TTLT số 12/2012/TTLT – BLÐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012, nội dung cụ thể của biểu mẫu như đính kèm trên đây:


Dịch vụ nổi bật