Thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể vi phạm bị xử phạt thế nào?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1242

Mức xử phạt vi phạm hành chính về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;

c) Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;

b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng và các nd khác như sau


Trường hợp người lao động không phải bồi thường chi phí đào tạo

Việc người sử dụng lao động bỏ kinh phí để đào tạo người lao động thì người lao động phải có có trách nhiệm trở lại làm việc cho người sử dụng lao động trong một thời gian nhất định do hai bên thoả thuận. Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo, trừ trường hợp sau:


Bị đuổi việc có phải hoàn lại chi phí đào tạo du học không?

Luật sư tư vấn về trường hợp bị đuổi việc (sa thải) có phải hoàn lại chi phí du học hay không, nội dung hỏi và tư vấn như sau:


Chế độ thai sản của người lao động

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi


Quy định của Luật bảo hiểm xã hội về chế độ ốm đau

Chế độ ốm đau của người tham gia bao hiểm xã hội được quy định từ Điều 21 - Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 như sau:


Dịch vụ nổi bật